Solana và hệ sinh thái của Solana thật sự đang bùng nổ trong vài tháng trở lại đây. Với khả năng xử lý giao dịch cực nhanh, lên đến 50.000 giao dịch mỗi giây, Solana dần nhận được sự tin tưởng từ giới đầu tư tiền điện tử. Hiện đồng SOL đã đạt mức giá trên 200 USD và tổng vốn hóa thị trường đứng thứ 6 với hơn 60 tỷ USD. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau sự thành công đó chính là sự đột phá về công nghệ, mà Proof of History chính là cốt lõi giúp dự án trở nên khác biệt so với hàng nghìn dự án blockchain khác. Vậy Proof of History là gì? Tại sao Proof of History được xem là một bước tiến lớn của dự án Solana? Hãy cùng 24htienao tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
Dự án Solana là gì?
Solana là một dự án blockchain với các ứng dụng phi tập trung có khả năng mở rộng cao và đặc biệt là xử lý giao dịch một cách nhanh chóng. Hệ thống có thể hỗ trợ đến 50.000 giao dịch mỗi giây với clock tick chỉ 400 ms.
Mục tiêu tương lai của Solana là tập hợp nhiều thuật toán để tạo ra một blockchain dễ mở rộng, bảo mật và phân quyền. Với khả năng xử lý tối đa 710.000 giao dịch trên mỗi giây trên mạng gigabit tiêu chuẩn và 28,4 triệu giao dịch mỗi giây trên mạng 40 gigabit. Tìm hiểu thêm về dự án tại Tổng quan về dự án Solana
Proof of History là gì?
Proof of History (PoH) là thuật toán được dự án Solana đầu tiên sử dụng để kết hợp với Proof os Stake nhằm đảm bảo chuỗi khối luôn xử lý giao dịch nhanh mà vẫn đáp ứng yêu cầu về bảo mật. Nhưng thay vì sử dụng hệ thống đồng bộ hóa của một bên thứ ba hoặc dấu thời gian (timestamp) để chứng minh một sự kiện diễn ra trước hoặc sau một sự kiện khác, PoH lại sử dụng hàm hash SHA256. Cơ chế này cho phép output của một giao dịch làm input cho một hàm hash tiếp theo.
>>>Đọc thêm: Proof of Stake là gì?
Cả quá trình tạo ra một chuỗi các hàm hash dài và không bị gián đoạn. Nên việc xác minh giao dịch có thể thực hiện được mà không cần dùng tới dấu thời gian như thông thường. Việc xử lý hàm hash cũng mất một khoảng thời gian nhất định, có nghĩa là validator có thể dễ dàng kiểm tra về mặt thời gian. Hàm hash SHA256 cũng tương đối bảo mật, chỉ có thể bị tấn công khi sử dụng Brute Force 2128 lõi.
Input
Dữ liệu được chèn vào chuỗi bằng cách thêm một hàm hash vào trạng thái đã tạo trước đó. Sau đó sẽ được công bố trạng thái, dữ liệu input và số lượng. Khi thêm một input, các output trong tương lai sẽ không thể đoán trước.
Back reference
Input của PoH có thể tham chiếu các sự kiện của PoH trước đó. Sau đó, back reference được chèn vào như một phần của chữ ký người dùng, nghĩa là không thể sửa đổi nếu không có private key của người dùng.
Ví dụ
Rất khó để hình dung cách mà Proof of History hoạt động. Vì thế tôi sẽ đưa ra một ví dụ trực quan để minh họa. Có ba giao dịch A, B và C. Blockchain của Solana sẽ thực hiện ba giao dịch này thông qua cơ chế đồng thuận Proof of History.
PoH lấy đầu vào của giao dịch và đồng hồ nội bộ để xác định thứ tự các giao dịch như sau: giao dịch A (timestamp 0) → giao dịch B (timestamp 1) → giao dịch C (timestamp 3). Các timestamp này giúp xác định thời gian cũng như thứ tự diễn ra các giao dịch. Nếu giao dịch B được chèn vào timestamp 0, toàn bộ chuỗi khối sẽ bị ảnh hưởng.
Ưu và nhược điểm của Proof of History
Ưu điểm
Tốc độ xử lý giao dịch chính là lợi ích lớn nhất mà PoH mang lại cho Solana, với tốc độ xử lý lên đến 50.000 giao dịch mỗi giây. Nếu mỗi giao dịch chứa lượng dữ liệu 250 kb, 50.000 giao dịch mỗi giây sẽ tương đương với 40 petabyte dữ liệu mỗi năm. Đó là một lượng dữ liệu cực kỳ lớn mà chưa bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào có khả năng lưu trữ.
Nhược điểm
Không có thứ gì trên đời là hoàn hảo, mọi thứ đều có hai mặt và PoH cũng vậy. Nếu bạn muốn trở thành một validator của SOL, bạn phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt về phần cứng. Nếu không đáp ứng các yêu cầu này, bạn sẽ bị loại ra khỏi sự đồng thuận. Điều này làm cho khả năng phân quyền của Solana bị hạn chế. Đồng thời chi phí xây dựng phần cứng ban đầu cũng sẽ tương đối cao.
Kết luận
Thuật toán đồng thuận Proof of History cho thấy tiềm năng to lớn về khả năng xử lý nhanh chóng, tiết kiệm năng lượng và bảo mật cao. Tuy nhiên, chi phí xây dựng hệ thống cũng không hề rẻ do yêu cầu kỹ thuật khó khăn về phần cứng.
Nhưng hãy nhìn vào kết quả, PoH của Solana vẫn đang hoạt động rất tốt và chiếm được niềm tin của nhiều nhà đầu tư. Bằng chứng là giá SOL tăng phi mã lên mức trên 200 USD trong thời gian gần đây. Chúng ta hãy chờ xem PoH có thể trở thành cốt lõi cho các dự án blockchain khác trong thời gian tới không nhé! Và đừng quên theo dõi chuyên mục Nghiên cứu chuyên sâu để cập nhật thêm những thông tin bổ ích!