Metaverse có lẽ là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong cộng đồng đầu tư tiền điện tử dạo gần đây. Và cơn sốt metaverse đang nóng hơn bao giờ hết khi Facebook công bố dự định đổi tên thương hiệu của họ thành “Meta”, với mục tiêu hướng vào metaverse. Vậy metaverse là gì? Đâu là nguyên nhân của cơn sốt metaverse? Hãy cùng 24htienao tìm hiểu qua bài viết sau!
Mục lục bài viết
Metaverse là gì?
Metaverse hiện không có một định nghĩa thống nhất nào, nhưng có thể hiểu nôm na là một vũ trụ ảo. Một số người cho rằng metaverse giống như phiên bản nâng cấp của thực tế ảo VR. Tuy nhiên, thay vì ở trên máy tính, trong metaverse, bạn có thể sử dụng tai nghe để bước vào thế giới ảo, nơi có thể kết nối các loại môi trường kỹ thuật số. Nếu như VR hiện tại chủ yếu được sử dụng để chơi game, thì metaverse có thể được ứng dụng vào mọi mặt của cuộc sống.
Trong một bài phát biểu trên Facebook Connect, Mark Zuckerberg đã từng nhận xét rằng cách tốt nhất để hiểu metaverse là tự trải nghiệm nó, mặc dù có thể là hơi khó khăn vì công nghệ metaverse chưa hoàn toàn tồn tại.
Một số ý kiến khác thì cho rằng metaverse có thể là tương lai của Internet. Metaverse có thể khiến Internet trở nên phong phú và thể hiện được nhiều hơn. Người sử dụng có thể làm hầu hết mọi thứ mà mình tưởng tượng như gặp gỡ gia đình, làm việc, học hỏi, vui chơi, mua sắm,… những điều mà chúng ta hiện không thể thực hiện với máy tính hoặc điện thoại như hiện nay.
>>>Đọc thêm: Lý giải cơn sốt Shiba Inu thời gian gần đây
Top 5 dự án Metaverse nổi bật
Axie Infinity (AXS)
Axie Infinity là một game metaverse dựa trên blockchain, trong đó người chơi thu thập và nhân giống vật nuôi kỹ thuật số, gọi là Axies. Đây là một dạng token ERC-721 hay NFT, mỗi vật nuôi là một tài sản kỹ thuật số độc nhất vô nhị với các đặc điểm riêng. Trò chơi này kết hợp với các cơ hội để người chơi có thể kiếm tiền bằng cách chơi game, hay còn gọi là play-to-earn. Sky Maven đã từng tuyên bố rằng trò chơi này đã giúp một nhóm người dùng kiếm được thu nhập đáng kể từ metaverse.
Ở thời điểm hiện tại, đồng AXS đang có giá trị khoảng 150 USD. Với số lượng token đang lưu hành là hơn 60 triệu, vốn hóa thị trường của AXD đạt hơn 9 tỷ USD, đứng thứ 24 trên bảng xếp hạng.
Decentraland (MANA)
Decentraland là một nền tảng thực tế ảo được xây dựng trên blockchain của Etherum. Nó cho phép người dùng tạo, trải nghiệm, kiếm tiền từ sáng tạo nội dung và ứng dụng. Trong metaverse của Decentraland, người chơi có thể mua các mảnh đất mà họ muốn, sau đó xây dựng và kiếm tiền. MANA là token của dự án, thuộc hệ ERC20, buộc người dùng phải “burn” để nhận được NFT trong nền tảng metaverse. Token này cũng có thể được sử dụng để mua ảnh đại diện, vật trang trí và nhiều chức năng khác.
Đồng MANA có những tăng trưởng đáng kể về giá trong thời gian gần đây. Mỗi MANA đang có giá 2.5 USD, với nguồn cung hiện tại là 1.8 tỷ token, vốn hóa thị trường của MANA đạt trên 4.5 tỷ USD, đứng thứ 45 trên bảng xếp hạng.
Enjin (ENJ)
Enjin là một nền tảng all-in-one, cho phép người dùng tạo tài sản kỹ thuật số, tải chúng lên blockchain của Etherum và tích hợp vào các trò chơi cũng như ứng dụng. Nền tảng này bao gồm một bộ các sản phẩm Enjin Network, Enjin Wallet, EnjinX và Efinity.
Enjin rất tự hào vì dự án có một cộng đồng người dùng lớn. Thành công của dự án gắn liền với sự thành công của việc ứng dụng rộng rãi NFT và metaverse. Với nhu cầu cao của thị trường NFT và metaverse, đây sẽ là cơ sở để nền tảng và đồng ENJ phát triển bền vững.
Đồng ENJ có những bước nhảy vọt từ đầu năm 2021 và ổn định ở vùng giá khoảng 3 USD. Với hơn 800 triệu token đang lưu hành, vốn hóa của ENJ đạt gần 2.5 tỷ USD, đứng thứ 69 các dự án lớn xét về vốn hóa.
The Sandbox (SAND)
The Sandbox là một dự án xây dựng thế giới ảo phi tập trung, hướng tới cộng động, nơi người sáng tạo có thể thiết kế, chia sẻ và bán tài sản điện tử. Đây là một hệ sinh thái trò chơi và metaverse được xây dựng trên nền tảng Etherum. Được tạo ra và phát triển bởi Pixowl, The Sandbox có tiềm năng phá vỡ thị trường trò chơi truyền thồng, nơi mà các nền tảng sở hữu kiểm soát nội dung của người dùng và quyền của người dùng bị hạn chế. Dự án cho phép người dùng có quyền sở hữu tuyệt đối với các tác phẩm trong thế giới của họ.
Đồng SAND cũng hưởng lợi từ trào lưu metaverse trong một tháng trở lại đây. Giá trị SAND có thời điểm đã tăng hơn 400% so với một tuần trước đó, đạt ATH ở 3.45 USD. Ở thời điểm hiện tại, token SAND đang ổn định ở vùng giá 2.3 USD, đạt vốn hóa trên 2 tỷ USD, đứng thứ 74 trên bảng xếp hạng với nguồn cung lưu hành là gần 900 triệu token.
Radio Caca (RACA)
Radio Caca là một dự án “sừng sỏ” với đối tác là các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ như Google AI, Microsoft và Space X. Đây là một nền tảng DeFi, NFT, trò chơi play-to-earn và cũng là dự án quản lý độc quyền của Maye Musk Mystery Box (MPB) MFT, được dự kiến triển khai vào quý 1 năm 2022.
Gần đây, Radio Caca đã phát hành gane “Metamon” trên nền tảng Binance Smart Chain vào tháng 10 năm 2021. Đây là trò chơi play-to-earn trong đó token RACA đóng vai trò tương tự như token AXS trong Axie Infinity.
Đồng RACA cũng “bắt sóng” trào lưu metaverse, dù mức tăng không ấn tưởng như những token đã liệt kê. Hiện tại, giá RACA vào khoảng 0.008 USD, vốn hóa đạt 1.5 tỷ USD, đứng thứ 221 trên bảng xếp hạng.
Tại sao giá đồng MANA tăng mạnh?
Ngày 28/10/2021, Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, đã có một thông báo quan trọng về tương lai của Facebook. Trong đó, Mark dự định đổi tên thương hiệu Facebook hiện tại thành Meta nhằm mục đích chuyển trọng tâm của công ty này sang metaverse.
Ngay lập tức, các dự án metaverse nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đầu đầu tư tiền điện tử. Giá các token metaverse tăng mạnh và MANA là một trong số đó. Theo dữ liệu của CoinMarketCap, giá MANA đã đạt ATH mới ở mốc 4.69 USD vào ngày 30/10/2021, tức là tăng gần 500% so với giá trị của nó ở thời điểm một tuần trước.
Theo các chuyên gia, MANA và các loại tiền điện tử tập trung vào metaverse khác đang ăn theo mặt sau của Facebook. Đây có thể được coi là dấu hiệu cho thấy sự chấp nhận ngày càng tăng của xu hướng metaverse.
Tại sao Metaverse lại trở nên thịnh hành
Dù thuật ngữ metaverse đã được nhắc đến trong một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng năm 1992 của Neal Stepheson. Nhưng mãi đến tận ngày nay, metaverse mới thật sự được nhiều cá nhân và thương hiệu lớn chú ý tới.
Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng việc xây dựng nền tảng kỹ thuật số cũng như hình tượng trực tuyến của họ trước khi phát triển một sản phẩm thực tế. Toàn bộ quá trình này đều có thể thực hiện trên metaverse. Họ có thể xây dựng nội dung kỹ thuật số và mở rộng sản phẩm đến nhóm người dùng thường hoạt động trực tuyến, nghệ thuật kỹ thuật số và chơi game metaverse.
Phong trào game metaverse phát triển mạnh cũng chính là cơ hội để các công ty đón đầu cho tương lai, xây dựng hình ảnh cho riêng của mình. Những thương hiệu lớn như Facebook, Apple, Google và Microsoft đang đặt cược tương lai của họ vào metaverse, trong thời điểm mà chính phủ Mỹ đang có những động thái tiêu cực đến sự phát triển của các công ty này. Dù vậy, những sự kiện trên dường như đã làm tăng sức nóng cho thị trường tiền điện tử liên quan đến metaverse, một thị trường vốn đã và đang rất sôi động.
Kết luận
Mặc dù chưa có định nghĩa chính xác về metaverse, nhưng đây vẫn là chủ đề được bàn tán xôn xao trên mạng Internet. Sức nóng của trào lưu metaverse hiện tại không còn gói gọn trong cộng đồng đam mê tiền ảo mà đã lan tỏa đến một số lĩnh vực khác trong cuộc sống. Chúng ta cùng chờ xem liệu metaverse sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới hay không nhé! Và đừng quên theo dõi chuyên mục Nghiên cứu chuyên sâu để trao dồi thêm những kiến thức bổ ích!