Nước Mỹ và các quốc gia châu Âu đã có các động thái đe dọa loại trừ Nga ra khỏi thế giới tài chính khi Nga và Ukraine đang có những xung đột hết sức căng thẳng. Bước đầu bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT đã khiến nước Nga gặp phải một số khó khăn nhất định khi thực hiện các giao dịch liên quốc gia.
Mục lục bài viết
SWIFT là gì?
Hiểu đơn giản, SWIFT là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication – Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu.
Chính thức được thành lập vào năm 1970, SWIFT xây dựng trụ sở tại Bỉ với 25 người trong ban điều hành.
Ngay từ khi ra đời, SWIFT đã nhanh chóng thu hút được hàng chục tổ chức tài chính gia nhập, sử dụng để gửi tin nhắn và các lệnh thanh toán.
Tính tới thời điểm hiện tại, SWIFT được giới chuyên gia đánh giá cực kỳ cao khi sở hữu hệ thống nhắn tin bảo mật tuyệt đối tạo điều kiện giúp các giao dịch xuyên biên giới được thực hiện an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
Một trong những tiêu chí giúp cho SWIFT vươn lên trở thành hệ thống giao dịch quốc tế có độ tin cậy chính là tiêu chuẩn hóa cao. Hệ thống này cho phép các ngân hàng thực hiện xử lý quá trình giao dịch tốc độ với khối lượng lớn chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Có thể khẳng định, SWIFT đang dẫn đầu và được nhận định là xương sống của hệ thống tài chính toàn cầu.
Điểm nổi bật của SWIFT
Tính đến năm 2020 đã có khoản 38 triệu tin nhắn được thực hiện truyền qua nền tảng SWIFT. Chưa kể, hàng năm có tới hàng nghìn tỷ Euro được giao dịch qua hệ thống này.
Mặc dù vẫn có một số các lựa chọn thay thế khác như cách mà Trung Quốc và Nga đã thanh toán qua việc hoán đổi tiền tệ nhưng SWIFT vẫn được xem là hệ thống tài chính được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu.
SWIFT là một hệ thống hợp tác toàn cầu hoạt động trung lập được thành lập và vận hành vì lợi ích chung của cộng đồng. Theo đó, mọi quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức, cá nhân hoặc các quốc gia hoàn toàn thuộc về các cơ quan chính phủ và các nhà lập pháp có thẩm quyền.
Những ảnh hưởng của Nga khi bị cấm vận SWIFT
Việc bị ngắt kết nối liên ngân hàng hữu dụng nhất thế giới SWIFT đã khiến cho các ngân hàng của Nga đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách trong việc tiếp cận các thị trường tài chính toàn cầu.
Ủy ban EU xóa các ngân hàng Nga khỏi mạng lưới xuyên biên giới SWIFT
Theo đó, các cá nhân/doanh nghiệp sở hữu tài khoản ngân hàng tại Nga sẽ gặp phải rất nhiều hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư hoặc vay vốn ở nước ngoài.
Hiện nay, có khoảng 300 ngân hàng, định chế tài chính của Nga sử dụng nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền liên ngân hàng thực hiện qua nền tảng SWIFT.
Đây không phải lệnh cấm vận đầu tiên mà SWIFT áp dụng. Trước nước Nga, một số ngân hàng của Iran cũng đã bị ngắt kết nối khỏi hệ thống giao dịch này vào năm 2019 ngay sau khi chính quyền của Donald Trump đưa ra lệnh trừng phạt chống Tehran.
Trước đấy, Iran cũng đã từng bị tuyên bố “đóng băng” khỏi hệ thống SWIFT ở giai đoạn 2012-2016. Lệnh trừng phạt này đã khiến cho Iran mất tới gần 50% doanh thu xuất khẩu dầu cùng 30% giá trị trao đổi ngoại thương.
Những căng thẳng chính trị gần đây ảnh hưởng đến giá crypto như thế nào?
Lý do nước Mỹ và phương Tây chần chừ trừng phạt SWIFT nhắm vào Nga?
Ngay khi rời khỏi SWIFT, nền kinh tế Nga sẽ gánh chịu một số ảnh hưởng tiêu cực nhưng châu Âu cũng sẽ phải gánh chịu không ít thiệt hại. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lãnh đạo của nhiều nước châu Âu lưỡng lự và không ủng hộ áp dụng biện pháp này.
Thực tế, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thừa nhận rằng việc chặn Nga tiếp cận nền tảng SWIFT sẽ đẩy nước Đức đứng trước nguy cơ cao không nhận nguồn cung khí đốt và nguyên liệu thô từ Nga.
Lệnh trừng phạt SWIFT được thực thi đồng nghĩa Nga sẽ bị loại khỏi phần lớn những giao dịch tài chính quốc tế. Trong đó có lợi nhuận thu về từ ngành xuất khẩu khí đốt, dầu mỏ vốn đem lại đến 40% tổng thu ngân sách của nước Nga,
Tuy nhiên biện này này cũng gián tiếp khiến những chủ nợ khó khăn hơn trong việc tìm cách thu lại tiền. Trong đó, nước Mỹ và Đức là 2 quốc gia sẽ phải chịu nhiều thiệt hại nhất khi Nga bị ngắt kết nối SWIFT. Bởi ngân hàng của họ là những hệ thống thường xuyên nhất sử dụng SWIFT để kết nối, giao dịch với những ngân hàng của Nga.
Do đó, điều hiển nhiên mọi người dễ nhận thấy là Mỹ và các nước đồng minh châu Âu đã có những lựa chọn trừng phạt khác nhằm vào những ngân hàng, thiết chế tài chính của Nga.
Một số ảnh hưởng của Nga đến Mỹ và các nước phương Tây
Các ngân hàng trong khối EU được thông báo cấm nhận tiền gửi đến từ công dân Nga với giá trị từ 100.000 Euro trở lên.
Một số công ty, tập đoàn sở hữu nhà nước của Nga cũng đã bị tước đi quyền tiếp cận nguồn tài chính từ EU. Đây được xem như đòn phong tỏa tài sản khá nặng đặt trên lãnh thổ EU nhắm vào một số các tài phiệt người Nga hay các cá nhân có mối quan hệ với vị Tổng thống Putin.
Nước Mỹ cũng đã có những tuyên bố trừng phạt đối với 5 ngân hàng lớn của Nga, trong đó có 2 ngân hàng lớn nhất gồm VTB và Sberbank. Theo đó, các ngân hàng này sẽ bị chặn giao dịch bằng đồng USD.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, mỗi ngày các định chế tài chính Nga thực hiện khoảng 46 tỷ USD giao dịch ngoại hối và trong đó có tới 80% bằng USD, phần lớn giao dịch sẽ bị cắt đứt theo lệnh trừng phạt mới được ban bố.
Những biện pháp của Nga trước lệnh trừng phạt SWIFT
Tạo hệ thống giao dịch riêng
Nước Nga đã tạo ra một hệ thống giao dịch riêng có tên là SPFS nhằm thay thế nền tảng SWIFT với hơn 400 thành viên tham gia đến từ 23 quốc gia trên thế giới. Có khoảng 20% giao dịch chuyển tiền trong nước hiện đã được thực hiện thông qua nền tảng SPFS. Song do dung lượng nội dung tin nhắn chuyển tiền bị hạn chế và giao dịch qua SPFS và chỉ có thể thực hiện giao dịch trong các ngày làm việc trong tuần.
Thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới
Mặt khác, Moskva cũng có thể sử dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc. Đây cũng là điều mà các nước châu Âu quan ngại, bởi Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Nếu Nga – Trung hợp tác thành công, hệ thống tài chính toàn cầu với đồng USD thống trị sẽ bị ảnh hưởng và khiến quyền lực của phương Tây suy yếu.
Sử dụng tiền điện tử
Bên cạnh đó, nước Nga cũng có thể sử dụng đồng tiền điện tử để đối phó với lệnh trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên trong vài năm qua hoạt động tiền điện tử tại Nga có dấu hiệu giảm sút do đó các chuyên gia nhận định Moskva khó có thể thay thế hoàn toàn SWIFT bằng biện pháp này.
Các quốc gia và ngân hàng chọn Nga trốn tránh lệnh trừng phạt cũng có thể sẽ phải đối mặt với một số hậu quả nghiêm trọng từ hàng chục nước trên thế giới.
Dù chúng ta chưa chắc chắn liệu nước Nga có bị cấm hoàn toàn khỏi hệ thống SWIFT hay không nhưng các lệnh trừng phạt đã được công bố và áp dụng cũng sẽ tác động lớn tới nền kinh tế của quốc gia này.
Kết luận
Cuộc đụng độ giữa nước Nga và Ukraine vẫn đang hết sức căng thẳng, gay cấn. Lệnh trừng phạt ngắt liên kết với SWIFT đã làm cho Nga gặp phải khá nhiều trở ngại và hạn chế khi thực hiện các giao dịch đa quốc gia. Tuy nhiên nó cũng gây ra không ít tổn thất cho các quốc gia khác hợp tác với Nga như Mỹ và các nước châu Âu. Cùng 24hTienao đoán xem những bài viết tiếp theo để cập nhật tình hình bạn nhé!