Một trong những cách nhanh nhất để thúc đẩy việc chấp nhận tiền điện tử là làm việc với các cơ quan quản lý, bao gồm triển khai các công cụ KYC và AML cho nhà đầu tư.
Theo Satoshi Nakamoto, người tạo ra Bitcoin, động lực để tạo ra một hệ sinh thái thanh toán mới bắt nguồn từ sự xáo trộn kinh tế gây ra bởi hoạt động cho vay quá mức và rủi ro của ngành ngân hàng kèm theo vỡ bong bóng bất động sản trong cùng một thời điểm.
“Và bạn nghĩ ai ai là người nhặt nhạnh những mảnh ghép đó sau khi vỡ bong bóng? Tất nhiên là những người đóng thuế” Durgham Mushtaha, giám đốc phát triển kinh doanh của công ty phân tích blockchain Coinfirm, cho biết trong một buổi phỏng vấn.
Satoshi nhận ra sự cần thiết của một hệ thống tiền tệ mới dựa trên sự công bằng. Một hệ thống trao lại quyền quyết định vào tay người sử dụng. Một hệ thống không tin cậy với những người tham gia ẩn danh, giao dịch ngang hàng và không cần cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, sự suy thoái của thị trường đã khiến ngành công nghiệp tiền điện tử nhận ra sự cần thiết trong việc xây dựng uy tín, quyền hạn và lòng tin, mà một trong những cách thực hiện là chủ động làm việc với các cơ quan lập pháp và cơ quan quản lý. Mà trong đó cơ chế Chống rửa tiền (AML) và Xác thực người dùng (KYC) là chìa khóa.
Mushtaha bắt đầu cuộc thảo luận khi đề cập đến cách mà các giao dịch bằng tiền điện tử diễn ra trên blockchain và cách sử dụng các công cụ phân tích on-chain hoặc AML. Hơn nữa, việc sử dụng quy trình KYC để định danh người dùng trên các sàn giao dịch cũng giúp hệ thống tài chính trở nên mạnh mẽ hơn, ngăn chặng các hành vi rửa tiền cũng và hạn chế các hoạt động bất hợp pháp khác.
Những quy trình này đã củng cố hình ảnh của ngành và thu hút được nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ tiền vào thị trường hơn. “Tôi thấy thị trường tăng giá, tiếp theo sẽ trở thành điểm khởi đầu để xóa tan nỗi sợ về thị trường tiền điện tử và giúp thị trường này phát triển theo cấp số nhân.”
Mục lục bài viết
Tác động của KYC và AML đối với sự phát triển của ngành tài chính
Các cuộc thảo luận ban đầu về AML và KYC đã diễn ra trên toàn cầu từ 5 thập kỷ trước. Chúng được đánh dấu bằng việc thành lập Đạo luật bảo mật ngân hàng (BSA) vào năm 1970 và Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính toàn cầu (FATF) vào năm 1989. Mushtaha nói thêm: “Các chỉ số rủi ro được phát triển trong tài chính truyền thống 50 năm qua đã được áp dụng vào tiền điện tử và một số lĩnh vực khác trong ngành, bao gồm cả tài chính phi tập trung.”
“Điểm khác biệt của tiền điện tử so với tài chính truyền thống là các quy trình phân tích trên chuỗi khối. Tài chính truyền thống không ứng dụng blockchain, vì vậy chúng đang không thể hoàn thiện do không thể kết nối với lĩnh vực blockchain.”
Chia sẻ thông tin chi tiết về việc triển khai KYC và AML từ góc độ nhà cung cấp, Mushtaha tiết lộ rằng Coinfirm có hơn 350 kịch bản rủi ro bao gồm rửa tiền, tài trợ cho khủng bố, trừng phạt, buôn bán ma túy, ransomware, lừa đảo, gian lận đầu tư và nhiều trường hợp khác.
Với việc AML ngày càng phát triển tinh vi trong không gian tài chính phi tập trung (DeFi), “Giờ đây, chúng tôi có thể cho bạn biết liệu ví của bạn có đang liên quan trực tiếp đến các hoạt động bất hợp pháp hay đã thừa hưởng rủi ro từ một địa chỉ ví khác bằng cách nhận tài sản từ các khoản bất chính”. Ngoài ra, công nghệ đã phát triển cùng với hệ sinh thái tiền điện tử để thu thập hồ sơ rủi ro trên địa chỉ ví và giao dịch dựa trên phân tích chuỗi.
Từ chối sử dụng tiền điện tử để rửa tiền
Qua nhiều năm, số liệu từ các báo cáo cho thấy hoạt động rửa tiền đang giảm dần theo thời gian. Các giao dịch liên quan đến địa chỉ bất hợp pháp chỉ chiếm 0,15% khối lượng giao dịch tiền điện tử năm 2021. Mushtaha tin rằng điều này là có lý do của nó.
“Những người tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp sẽ khôn ngoan khi tránh xa các tài sản liên quan đến blockchain hoặc các tài sản liên quan đến đồng đô la. Đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền tệ được ưa thích và sử dụng nhiều nhất để rửa tiền”. Trong thế giới tiền điện tử, một khi địa chỉ ví được xác định là nắm giữ tài sản kiếm được thông qua các hoạt động bất hợp pháp, nó sẽ khó có thể hoạt động.
Với sự giám sát hàng ngày để đảm bảo các sàn giao dịch tiền điện tử tuân thủ KYC như hiện nay, các đối tượng xấu khó có thể chuyển tài sản điện tử thành đồng fiat hoặc tiêu tiền trong các thị trường mở. Nói về các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để chuyển tiền bất hợp pháp, Mushtaha nói rằng:
“Chắc chắn, họ có thể cố gắng sử dụng các kỹ thuật ẩn danh, như mixers, tumblers và các đồng tiền riêng tư. Nhưng sau đó tài sản của họ sẽ bị gắn cờ và bị phát hiện khi sử dụng chúng”.
Khi tiền điện tử ngày càng được chấp nhận và sử dụng phổ biến trên toàn cầu, tội phạm sẽ tuồng tiền điện tử ra thị trường chợ đen để bán. Những thị trường này là nơi có thể giao dịch trao đổi mà không cần KYC. Vì vậy, trong tương lai, các cơ quan thực thi pháp luật phải tìm cách kiểm soát các trang web như vậy.
Các công cụ KYC và AML hiện nay có thể xác định sự tương quan giữa địa chỉ IP và địa chỉ ví bằng các thuật toán phân cụm. Dù vậy, cũng rất khó xác định các hoạt động rửa tiền qua các sàn giao dịch bên ngoài biên giới quốc gia, ngay cả đối với các cơ quan nhà nước. Mushtaha nói thêm, “Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) có danh sách các địa chỉ thuộc về các cá nhân hoặc tổ chức bị trừng phạt. Tài sản ở những địa chỉ đó quá “nóng” để xử lý”.
Vai trò của CBDC trong việc chống rửa tiền
Các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) có thể giúp ngân hàng trung ương kiểm soát chặt đồng fiat. CBDC sẽ giúp giám sát chi tiết hơn thói quen chi tiêu của người dùng và các ngân hàng trung ương đóng băng hoặc giới hạn tài sản, đặt ngày hết hạn, tự động đánh thuế mọi giao dịch hoặc thậm chí quyết định những gì có thể hoặc không thể thực hiện với chúng. Mushtaha cho biết: “Mọi thương gia, tổ chức tài chính và khách hàng bán lẻ cũng cần tuân thủ KYC để hạn chế rửa tiền”.
Libra, một stablecoin dựa trên blockchain được cấp phép bởi Meta, công ty mẹ của Facebook, đã không tạo được điểm nhấn vào năm 2019. Do đó, các cuộc thảo thuận chủ yếu xung quanh các sáng kiến tiền điện tử của Meta đã xúc tiền chính phủ thử nghiệm CBDC. Trong đó, Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên ra mắt CBDC.
Khả năng kiểm soát tiền tệ không phải là động lực duy nhất thúc đẩy làn sóng chuyển đổi mới này. Trong khi các chính phủ không còn sử dụng bản vị vàng như trước, Mushtaha nhận mạnh lạm phát ngày nay là kết quả của việc các cơ quan trung ương và liên bang in tiền theo ý muốn.
“Hoa kỳ đang in nhiều đô la hơn bao giờ hết. Và kết quả là lạm phát đang đạt mức kỷ lục.”
Hơn nữa, Mushtaha lập luận rằng việc tăng lãi suất quá nhanh sẽ khiến một loại các tổ chức tài chính lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Do đó, CBDC đang nổi lên như một giải pháp cho các ngân hàng trung ương. Nói thêm rằng “Lần đầu tiên, các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát việc hủy tiền cũng như in tiền”.
Đọc thêm: CBDC là gì? Nó có ảnh hưởng thế nào đến thị trường crypto?
Sự phát triển của AML, KYC và những tiến bộ công nghệ khác
Dựa trên kinh nghiệm dày dặn của mình trong lĩnh vực KYC/AML, Mushtaha tuyên bố rằng công nghệ này thích ứng với sự thay đổi của các quy định chứ không hề theo hướng ngược lại. Các nền tảng giao dịch khởi nghiệp tích hợp AML có tùy chọn đăng ký nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) và giấy phép chứng khoán. “Tuân thủ luật pháp nghĩa là bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội. Những người tuân thủ sẽ nhận được nhiều tài trợ”. Đó là nền tảng để AML giúp thu hẹp khoảng cách giữa thế giới tiền điện tử và hệ thống tài chính truyền thống.
Cách thức hoạt động của Zero-knowledge ProofMushtaha đã chia sẻ kinh nghiệm làm việc với một công ty khởi nghiệp hiện đang phát triển giải pháp KYC dựa trên NFT bằng cách sử dụng Zero-knowledge Proof. “Dự án rất sáng tạo khi sử dụng NFT để KYC mà vẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến chi tiêu, do đó có tách biệt hoàn toàn so với chuỗi khối. Sau đó, các dữ liệu sinh trắc học riêng tư có thể được lưu trữ trên NFT và zk-Proof được gửi đến từng nền tảng mà cá nhân muốn mở tài khoản.”
Mặc dù được thiết kế để hoạt động một cách tập trung để lưu trữ NFT “rất có thể trên một chuỗi khối không công khai”, Mushtaha khẳng định đó là một bước đi đúng khi hướng NFT phục vụ các trường hợp cần KYC dưới dạng số hóa trong thập kỷ tới.
Nói về AML, các công cụ mới sẽ ra mắt hàng tháng do tốc độ chuyển đổi mới ngày càng nhanh. Theo Mushtaha, một công cụ nội bộ cho phép Coinfirm phân tích mọi địa chỉ ví đóng góp tài sản vào nhóm thanh khoản được kiểm soát bằng hợp đồng thông minh. “Chúng tôi có thể cung cấp hồ sơ rủi ro cho hàng chục nghìn địa chỉ cùng một lúc.”
AI đang tập trung phát triển vào nhận dạng hành vi người dùng dựa trên giao dịch được tạo ra theo thuật toán sẽ là xu hướng chủ đạo. “Chuỗi khối chứa vô số dữ liệu liên quan đến hành vi, có thể được sử dụng để phân tích các mô hình rửa tiền và ngoại suy hồ sơ rủi ro cho các địa chỉ ví hoạt động theo cách này.” Mushtaha giải thích.
Các công cụ machine learning đã thu thập một lượng lớn dữ liệu thị trường tiền điện tử trong nhiều năm qua và chúng sẽ được sử dụng để dự đoán các kết quả tiềm năng.
Các chính phủ sẽ giảm sát giao dịch tiền điện tử xuyên biên giới
FATF đã ban hành hướng dẫn sửa đổi vào tháng 10 năm ngoái, khi họ đánh dấu các tài sản điện tử để đảm bảo quyền riêng tư hoặc không liên quan đến một bên trung gian rủi ro cao. Điều này không có gì là ngạc nhiên vì nhiệm vụ của FATF là loại bỏ “bất ký mối đe dọa nào đối với tính toàn vẹn của hệ thống tài chính quốc tế”. Do đó, sự ra đời của Luật gửi tiền Travel Rule 2019 yêu cầu VASP phải chuyển một số thông tin nhất định cho tổ chức tài chính tiếp theo trong một giao dịch.
Tuy nhiên, khi quy tắc được áp dụng cho các địa chỉ ví không lưu trữ do các cá nhân nắm giữ,”FATF dường như đang đặt nền tảng để áp dụng Travel Rule cho các ví này khi các giao dịch ngang hàng tăng nhanh trong vài năm tới.”
Theo Mustaha, một cách tiếp cận thận trọng hơn sẽ giúp triển khai Travel Rule trên các vùng pháp lý khác nhau diễn ra một cách hài hòa hơn. Từ đó, các giao dịch xuyên biên giới sẽ trở nên đơn giản và tập trung hơn vào việc tuân thủ VASP.
Vai trò của các doanh nhân trong việc chống rửa tiền
Với các giải pháp sẵn có, AML được thiết kế phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của VASP. Mushtaha tin rằng “thực sự không còn lý do gì” để bỏ qua việc tuân thủ. VASP cũng có trách nhiệm thiết lập các tài liệu giáo dục toàn diện cho người dùng khi thế giới đang chuẩn bị cho việc áp dụng hàng loạt.
Mushtaha tin rằng các doanh nhân tiền điện tử giữ vị trí quan trọng giúp phát triển hệ thống tài chính toàn cầu. Họ nên tuân thủ và hiểu rằng AML không phải là trở ngại trên con đường thành công, mà nó là chất xúc tác. “Hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn điều hướng không gia tiền điện tử một cách an toàn và quản lý rủi ro của họ trong khi giao dịch. Và việc tạo cho những nhà đầu tư sự yên tâm là ưu tiên hàng đầu của VASP”.
Hướng tới một tương lai theo quy định
KYC và AML là những yếu tố cần thiết của nền kinh tế vĩ mô và là những thành phần quan trọng của không gian tiền điện tử. Mushtaha không đồng ý với các lập luận rằng quy định sẽ làm lu mờ tính ẩn danh.
“Các quy định sẽ thúc đẩy việc áp dụng hàng loạt, nhưng trách nhiệm của người dùng là phải chủ động đưa ra khuôn khổ quy định và khuyến khích sự đổi mới khi hạn chế các hoạt động bất hợp pháp. Cần đạt được sự cân bằng mà trong đó người ta có thể giám sát các hoạt động rửa tiền nhưng vẫn duy trì quyền riêng tư của người dùng. Đây không phải là những mục tiêu loại trừ nhau; chúng có thể tồn tại song song”.