24hTienao
Advertisement
  • TRANG CHỦ
  • TIN TỨC CRYPTO
    • TIN TỨC 24H
    • TIN TỨC TRONG NƯỚC
    • TIN QUỐC TẾ
  • CẬP NHẬT GIÁ
  • KIẾN THỨC CRYPTO
    • TÌM HIỂU VỀ CRYPTO
    • NHÂN VẬT NỔI BẬT
    • BẢO MẬT
    • KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
  • REVIEW ICO – HƯỚNG DẪN NHẬN AIRDROP
  • NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU
    • CÔNG NGHỆ
    • THỊ TRƯỜNG
  • ĐIỂM SÁNG TRONG TUẦN
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • TIN TỨC CRYPTO
    • TIN TỨC 24H
    • TIN TỨC TRONG NƯỚC
    • TIN QUỐC TẾ
  • CẬP NHẬT GIÁ
  • KIẾN THỨC CRYPTO
    • TÌM HIỂU VỀ CRYPTO
    • NHÂN VẬT NỔI BẬT
    • BẢO MẬT
    • KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
  • REVIEW ICO – HƯỚNG DẪN NHẬN AIRDROP
  • NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU
    • CÔNG NGHỆ
    • THỊ TRƯỜNG
  • ĐIỂM SÁNG TRONG TUẦN
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
24hTienao
No Result
View All Result
Home KIẾN THỨC CRYPTO

Sidechain là gì? Giải pháp tăng tính mở rộng của blockchain

Thảo Lê by Thảo Lê
11/10/2022
in KIẾN THỨC CRYPTO
0
Sidechain là gì? Cách thức hoạt động ra sao

Sidechain là gì? Cách thức hoạt động ra sao

Share on FacebookShare on Twitter

Sidechain là hệ thống blockchain riêng biệt, hoạt động song song và tương tác qua lại với mainnet để giúp vấn đề giao dịch thanh toán được hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu cơ chế vận hành sidechain là gì và những dự án sidechain nổi bật nhất hiện nay qua bài viết bên dưới. 

Mục lục bài viết

  • Sidechain là gì?
    • Related articles
    • Đánh giá chi tiết về sàn Tokenize 2022
    • Directional Liquidity Pooling là gì? Giá trị của điều hướng bể thanh khoản
  • Tại sao lại có sidechain
  • Cách thức hoạt động của Sidechain
    • Cách thức hoạt động
    • Ví dụ minh họa về sidechain
      • Peg-in
      • Peg-out
  • Ưu điểm của Sidechain
  • Nhược điểm của Sidechain
  • Các dự án Sidechain tiêu biểu
    • Plasma
    • The Rootstock
    • Liquid
    • Loom Network
    • POA Network
  • Lời kết

Sidechain là gì?

SideChain là giải pháp layer-2 nhằm mở rộng các mainchain (blockchain chính). Khi tích hợp với sidechain, thì các mainchain sẽ chạy mượt mà hơn, ít gặp vấn đề liên quan đến tắc nghẽn.

Related articles

Tìm hiểu về sàn Tokenize

Đánh giá chi tiết về sàn Tokenize 2022

21/11/2022
directional liquidity pooling là gì

Directional Liquidity Pooling là gì? Giá trị của điều hướng bể thanh khoản

15/11/2022

Mặc dù là một blockchain riêng biệt có đầy đủ block, node và quy tắc xác thực nhưng sidechain không đứng độc lập mà gắn với chuỗi chính và tương tác qua lại với nhau. 

Trong trường hợp di chuyển tài sản, thì tiền sẽ di chuyển từ mainchain sang địa chỉ đặc biệt, sau đó một số tiền tương tự được phát hành bên sidechain. Hoặc giao dịch có thể được gửi cho một bên giám sát và trao đổi ký quỹ để lấy được tiền trên sidechain. 

Tìm hiểu Sidechain là gì
Tìm hiểu Sidechain là gì

Tại sao lại có sidechain

Vitalik Buterin – người tạo ra nền tảng Ethereum đã đề cập đến vấn đề căn bản trong blockchain, đó là khả năng mở rộng (Scalability Trilemma). Đây chính là những thách thức mà blockchain đối mặt vì cùng một lúc phải đánh đổi khả năng mở rộng với bảo mật và phi tập trung. 

Lấy ví dụ về bitcoin để hiểu rõ hơn điều này. Vận hành một node trong bitcoin không phức tạp. Nhưng vì blockchain là cả một chuỗi khổng lồ gồm nhiều node nên chắc chắn dẫn đến hạn chế về dung lượng. 

Đối với các giao dịch quá lớn, các node không thể xử lý kịp thông tin, dẫn đến khả năng tắc nghẽn, tốn thời gian và chi phí để giao dịch được ưu tiên xử lý.  

Vấn đề nan giải của blockchain về khả năng mở rộng
Vấn đề nan giải của blockchain về khả năng mở rộng

Nếu so sánh tốc độ xử lý giao dịch trên Bitcoin và Ethereum với Visa, bạn sẽ thấy sự khác biệt:

  • Bitcoin: 5 giao dịch/giây.
  • Ethereum: 15 giao dịch/giây.
  • VISA: 24.000 giao dịch/giây.

Có thể thấy, dù được đánh giá là tiền mã hóa an toàn và mạnh mẽ nhất hiện nay, Bitcoin không tránh khỏi những hạn chế về mặt thông lượng. 

Để giải quyết lỗ hổng trên, nhất thiết cần hệ thống off-chain để đảm bảo tính mở rộng, tăng  nhanh thời gian xử lý giao dịch. Còn hai đặc tính còn lại là bảo mật và phi tập trung sẽ được chú trọng trong hệ thống mainchain. Đó là khi sidechain ra đời và chứng minh tầm quan trọng của nó. 

Các sidechain không cần nhất thiết phải sử dụng cơ chế đồng thuận POW cồng kềnh trong mainnet. Chỉ cần một trình xác thực là giao dịch có thể được thực hiện nhanh chóng.

Điểm quan trọng là khi có lỗi xảy ra trong sidechian thì cũng không ảnh hưởng hệ thống mainchain. Do đó, sidechain còn được sử dụng cho các thí nghiệm hệ thống mà không cần cơ chế đồng thuận phức tạp. 

Cách thức hoạt động của Sidechain

Sidechain sẽ tương tác với mainchain thông qua cơ chế two-way peg (chốt hai chiều). Đây là cầu nối giữa hai hệ thống blockchain, giúp chuyển dịch tài sản qua lại được dễ dàng. 

Cách thức hoạt động

Bản chất việc chuyển dịch này được thực hiện thông qua cơ chế khóa như sau:

  • Khi nhận được yêu cầu thực hiện giao dịch, smart contract gửi thông báo đến mainchain để thực hiện khóa tài sản. Đồng thời, sidechain cũng nhận được xác thực về việc tài sản bị khóa trên mainchain. 
  • Sau khi xác minh, tài sản sẽ được chuyển đến người dùng qua sidechain. Ngay khi xác minh giao dịch, tài sản sẽ được mở khóa bên sidechain. Quá trình này được thực hiện tương tự khi chuyển từ sidechain sang mainchain. 
Cơ chế hoạt động của sidechain là gì
Cơ chế hoạt động của sidechain là gì

Ví dụ minh họa về sidechain

Lấy ví dụ điển hình về Liquid – một sidechain nổi tiếng của Bitcoin.

Peg-in

Chốt chuyển tài sản từ Bitcoin sang sidechain Liquid hoạt động cụ thể như sau:

  • User gửi yêu cầu thực hiện giao dịch lên smartcontract lên Bitcoin Network để đòi hỏi một lượng L-BTC tương đương trên Liquid Network. 
  • Cơ chế xác minh 102 được kích hoạt để khóa tài sản trên Bitcoin Network.
  • Hệ thống thông báo đến Liquid Network cho phép người dùng nhận L-BTC. 
  • L-BTC sẽ được chuyển vào ví Liquid của người dùng. 

Peg-out

  • User tạo giao dịch peg-out lên Liquid Network để mở khóa BTC
  • Quá trình peg-out sẽ sử dụng cơ chế 2 liquid để xác minh yêu cầu giao dịch. Khi đó Liquid Network sẽ giải phóng BTC theo đúng yêu cầu từ user.  
  • Lượng L-BTC tương ứng bị phá hủy để tránh trùng lặp trên hai chain. 
  • BTC sẽ chuyển vào ví Bitcoin của người dùng. 
Cơ chế Peg-In và Peg-Out 
Cơ chế Peg-In và Peg-Out

Ưu điểm của Sidechain

Như đã phân tích ở trên, Sidechain là mảnh ghép hoàn hảo giúp giải quyết những vấn đề nan giải mà blockchain đang gặp phải. 

  • Khả năng mở rộng. Đây chính là mục tiêu chính khi sidechain được tạo ra. Việc thực hiện giao dịch trên hệ thống blockchain phụ này giúp giảm tắc nghẽn trên mainchain. Người dùng sẽ được xử lý giao dịch nhanh hơn. Hệ thống mainchain vẫn đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật. 
  • Nâng cấp thử nghiệm. Với các blockchain lớn, việc này thực sự rất khó khăn do đòi hỏi cơ chế đồng thuận. Do đó, sidechain được sử dụng trong việc thử nghiệm nâng cấp hệ thống mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống chính. 
  • Đa dạng và linh hoạt. Sidechain giúp gia tăng trải nghiệm tích cực của người dùng khi sử dụng blockchain làm phương tiện thanh toán. Việc này giúp phổ cập blockchain hiệu quả hơn. Về mặt kỹ thuật, các lập trình viên có thể linh hoạt triển khai dự án trên hệ thống sidechain với chi phí thấp hơn và thời gian xử lý nhanh hơn. 

Nhược điểm của Sidechain

Đi cùng với những ưu điểm vượt trội, sidechain vẫn tồn đọng những hạn chế và đang trong quá trình khắc phục. 

  • Phí giao dịch. Trong vài trường hợp, người dùng phải trả chi phí cao hơn khi giao dịch trên sidechain. Đối với các giao dịch cần xử lý gấp thì sidechain vẫn chưa thực sự tối ưu về tốc độ thực hiện.
  • Bảo mật kém. Vì sidechain vẫn là mã nguồn mở nên chỉ cần 51% theo cơ chế POW hoặc đủ lượng coin/token theo POS là đã có thể dẫn đến nguy cơ bị tấn công đối với các sidechain nhỏ. 

Một ví dụ về tính bảo mật kém của sidechain có thể dẫn đến thất thoát tài sản:

Ronin, một sidechain Axie Infinity, đã mất đến 625 triệu USD bằng đồng Ether (ETH) và USD Coin (USDC) do một cuộc tấn công vào cuối tháng 5-2022. 

>>> Xem thêm: Axie Infinity huy động được 150 triệu đô la để bồi thường cho người dùng vì vụ hack mạng Ronin <<<

Vận hành dự án DApps trên Web3
Vận hành dự án DApps trên Web3

Các dự án Sidechain tiêu biểu

Cùng tìm hiểu các dự án sidechain nổi bật trên thị trường hiện nay:

Plasma

Plasma là sidechain Layer-2 của Ethereum. Sidechain này sử dụng cơ chế đồng thuận dựa vào bằng chứng cổ phần POS để giúp xử lý các giao dịch nhanh hơn và tốn ít chi phí hơn.

Hệ thống sidechain Plasma của Ethereum
Hệ thống sidechain Plasma của Ethereum

The Rootstock

Được xem là một trong những sidechain nổi bật của Bitcoin, RSK có đến 25 validator để tăng tính bảo mật và xác thực cho quá trình Peg-in và Peg-out. Đây cũng được xem là phiên bản fork trong Bitcoin, giúp các giao dịch qua lại giữa Bitcoin và Rootstock thực hiện nhanh chóng. 

Liquid

Liquid là một sidechain nổi tiếng khác của Bitcoin. Người dùng thậm chí còn có thể phát hành các stablecoin hoặc private token trên Liquid Network. 

Loom Network

Đây là một dự án cung cấp các sidechain cho các blockchain hàng đầu nhưng Bitcoin, BNB Chain, Ethereum, Cosmos, TRON và EOS. Loom Network hiện có 21 validator để thực hiện mở rộng các DApps trên blockchain

Cách hoạt động của Loom Network
Cách hoạt động của Loom Network

POA Network

Hệ thống này trước có tên là Oracles Network, sau chuyển đổi thành POA Network. Đây là một sidechain nổi bật khác của Ethereum, sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Authority để xử lý nhanh chóng các giao dịch thanh toán trong Web3, thực thi các DApps, đồng thời giảm chi phí và tăng tính bảo mật.  

Lời kết

Qua bài viết chi tiết trên, bạn đã hiểu được sidechain là gì, mục đích ra đời và cơ chế vận hành để giúp hệ thống mainnet hoạt động hiệu quả hơn. Sidechain còn nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng trong việc xử lý những vấn đề về khả năng mở rộng của blockchain. 

 


Theo dõi 24hTienao để cập nhật diễn biến mới nhất về thị trường tiền số cũng như những nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ blockchain.

Like và subscribe tại Facebook và Telegram của chúng tôi.

Related Posts

Tìm hiểu về sàn Tokenize

Đánh giá chi tiết về sàn Tokenize 2022

by Thảo Lê
21/11/2022
0

Trong kỷ nguyên tiền điện tử, việc lựa chọn tiền fiat (pháp định) để giao dịch tiền điện tử không...

directional liquidity pooling là gì

Directional Liquidity Pooling là gì? Giá trị của điều hướng bể thanh khoản

by Thảo Lê
15/11/2022
0

Điều hướng bể thanh khoản (Directional liquidity pooling) là cách tối ưu để vừa làm tăng tính thanh khoản, vừa...

SUI là gì

SUI là gì? Tổng quan dự án tiềm năng 2022

by Thảo Lê
31/10/2022
0

Kể từ khi ra mắt, SUI đã gây ấn tượng và thậm chí tâm lý FOMO cho nhà đầu tư...

Tim hiểu về Ultra-sound money

Ultra Sound Money là gì? Liệu Ethereum có phải là Ultra Sound money sau The Merge

by Thảo Lê
27/10/2022
0

Từ trước đến này, Bitcoin thường được mặc định là đồng sound money còn Ethereum là ultra-sound money. Những khái...

Data On-chain #1: Data on-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu on-chain hiệu quả nhất

Data On-chain #1: Data on-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu on-chain hiệu quả nhất

by Thảo Lê
21/10/2022
0

Đây là bài viết đầu tiên trong series data on-chain, giúp người mới có thể theo dõi bảng dữ liệu...

Load More
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Dự án Solana là gì

Tổng quan về dự án Solana

29/09/2021
dự án Avalance

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN AVALANCHE (AVAX)

27/10/2021
IMF khuyến nghị ngân hàng trung ương phát hành tiền số

IMF khuyến nghị các Ngân hàng trung ương phát hành tiền số

03/10/2021
Động cơ đằng sau lệnh cấm tiền ảo của trung quốc

Đâu là động cơ đằng sau lệnh cấm tiền số của Trung Quốc?

03/10/2021
NFT LÀ GÌ? NFT CÓ PHẢI CHỈ LÀ MỘT TRÀO LƯU? TƯƠNG LAI NÀO CHO NFT?

NFT là gì? Liệu NFT có phải chỉ là một trào lưu?

28/10/2021
NFT LÀ GÌ? NFT CÓ PHẢI CHỈ LÀ MỘT TRÀO LƯU? TƯƠNG LAI NÀO CHO NFT?

NFT là gì? Liệu NFT có phải chỉ là một trào lưu?

13
top 5 sàn giao dịch tiền điện tử

Top 5 sàn giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam

10
LÝ GIẢI CƠN SỐT METAVERSE

Lý giải cơn sốt Metaverse

7
Top 5 ví nóng

Top 5 ví nóng tốt nhất 2021

6
PROOF OF STAKE LÀ GÌ? LIỆU POS CÓ TRỞ THÀNH GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG?

Proof of Stake là gì? Liệu POS có là giải pháp cho các vấn đề môi trường?

5
Tội phạm tiền điện tử tăng vọt ở Anh: Thiệt hại số tiền lớn do ‘Rug pull’

Tội phạm tiền điện tử tăng vọt ở Anh: Thiệt hại số tiền lớn do ‘Rug pull’

30/11/2022
Kiln kết thúc vòng gọi vốn $17,8M, hướng đến nhu cầu đặt cược ETH trong tương lai

Kiln kết thúc vòng gọi vốn $17,8M, hướng đến nhu cầu đặt cược ETH trong tương lai

30/11/2022
Tin tặc FTX tiếp tục chuyển đánh cắp sang OKX sử dụng máy trộn Bitcoin

Tin tặc FTX tiếp tục chuyển đánh cắp sang OKX sử dụng máy trộn Bitcoin

30/11/2022
Thị trường: Mã thông báo HT của Huobi tăng mạnh sau khi sàn giao dịch tiết lộ Airdrop

Thị trường: Mã thông báo HT của Huobi tăng mạnh sau khi sàn giao dịch tiết lộ Airdrop

30/11/2022
Thị trường NFT lớn nhất thế giới Opensea bổ sung hỗ trợ chuỗi khối BNB

Thị trường NFT lớn nhất thế giới Opensea bổ sung hỗ trợ chuỗi khối BNB

30/11/2022

24hTienao cập nhật nhanh chóng và chính xác tin tức 24/7 về thị trường tiền số, đem đến nguồn thông tin minh bạch, uy tín, giúp người đọc đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt.

Tags

ada Altcoin Binance bitcoin blockchain BNB btc cardano CBDC Celsius coinbase cpi CZ DAO Defi DOGE dogecoin Do Kwon elon musk eth ethereum fed FTX Genesis Trading hack luna MangoMarkets merge metaverse NFT polygon SBF SEC SHIB Shiba Inu SOL solana stablecoin terra The Merge twitter uniswap USDC web3 XRP

Đăng kí để nhận tin tức hằng ngày

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • CẬP NHẬT GIÁ
  • TIN TỨC CRYPTO
    • TIN TỨC 24H
    • TIN QUỐC TẾ
    • TIN TỨC TRONG NƯỚC
  • KIẾN THỨC CRYPTO
    • BẢO MẬT
    • TÌM HIỂU VỀ CRYPTO
    • KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
    • NHÂN VẬT NỔI BẬT
  • REVIEW ICO – HƯỚNG DẪN NHẬN AIRDROP
  • NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU
    • THỊ TRƯỜNG
    • CÔNG NGHỆ
  • LIÊN HỆ

© 2021 - 24hTienao.