Hành tinh xanh của chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường liên quan đến ô nhiễm không khí, rác thải nhựa, ô nhiễm nguồn nước,… Mà trong đó, blockchain đang nổi lên như một công nghệ nền tảng giúp thế giới giải quyết hiệu quả các vấn đề trên.
Tháng 6 năm nay, Liên Hợp Quốc đã tổ chức sự kiện “Stockholm +50: Hành tinh khỏe mạnh cho sự thịnh vượng của tất cả mọi người – trách nhiệm và cơ hội của chúng ta”. Sự kiện này tập trung vào hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, chương trình nghị sự 2030, thỏa thuận Paris và đa dạng sinh học sau năm 2020.
Sự kiện này diễn ra 50 năm sau hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc năm 1972, khiến chúng ta phải suy ngẫm về các vấn đề môi trường và tập trung giải quyết khủng hoảng khí hậu cũng như ô nhiễm CO2 trong khí quyển Trái Đất.
Hệ sinh thái biển cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các rạn sang hô chỉ chiếm 0,1% diện tích bề mặt toàn cầu nhưng hỗ trợ đến 25% đa dạng sinh học biển. Các đại dương hiện nay cũng đang là hồ chứa CO2 tự nhiên rất lớn: hấp thụ 25% lượng khí thải CO2 hàng năm, là nơi cung cấp 80% sự sống trên trái đất và sản sinh ra một nửa lượng O2 cho cả hành tinh.
“Hơn 90% hiện tượng nóng lên xảy ra trên Trái đất trong 50 năm qua là ở đại dương”
Tốc độ nóng lên của đại dương hiện tại tương đương với việc chúng ta thả 5 quả bom nguyên tử Hiroshima xuống biển mỗi giây.
Đọc thêm: Lý do vì sao mà Bitcoin sẽ giải quyết khủng hoảng môi trường
Vai trò của blockchain trong việc bảo tồn các rạn san hô và môi trường biển
Hội thảo đã vạch ra một số giải pháp có thể giúp bảo vệ môi trường biển, trong đó nền tảng là việc ứng dụng công nghệ blockchain.
1.Chuỗi cung ứng trên nền tảng blockchain
Công nghệ blockchain đang được sử dụng để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản nhằm giúp ngăn chặn các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và không bền vững. Fishcoin là một dự án truy xuất nguồn gốc thủy sản dựa trên blockchain nhằm khuyến khích các bên liên quan trong chuỗi cung ứng chia sẻ dữ liệu từ thu hoạch cho đến tiêu thụ. Việc này giúp tạo ra một ngành công nghiệp thủy sản cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm hơn.
2.Tái chế
Ô nhiễm rác thải nhựa là một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu. Do đó, Hội đồng môi trường Liên Hợp Quốc đã đồng ý ký kết một hiệp ước quốc tế lịch sử nhằm đối phó ô nhiễm rác thải nhựa vào ngày 2 tháng 3. Theo ước tính, nỗ lực này có thể giúp giảm 80% rác thải nhựa đi vào đại dương vào năm 2040, đồng thời giảm 55% lượng nhựa nguyên sinh và 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Một số dự án giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa là Diatom DAO. Dự án đã đề xuất một khuôn khổ Tín dụng loại bỏ rác thải nhựa được mã hóa. Mục tiêu của nó là tận dụng tế mạnh của tài chính phi tập trung và blockchain để xây dựng một chuỗi cung ứng loại bỏ rác thải nhựa hiệu quả, đáng tin cậy, minh bạch, giúp tăng khả năng tái chế, giảm sử dụng nhựa, thiết lập các kênh lưu thông mới và thúc đẩy sự thay đổi trong công nghệ vật liệu.
3.Năng lượng
Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu, độ axit của đại dương đã tăng lên 30% do hấp thụ khí CO2. Dự án Captura đang tìm cách xậy dựng các nhà máy nổi trên mặt biển, chạy bằng năng lượng mặt trời để tách CO2 từ đại dương. Trong khi đó, Toucan đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trường carbon để tài trợ cho các giải pháp khí hậu trong nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang “không carbon” theo hiệp định Paris.
4.Tổ chức phi lợi nhuận
OceanDrop là một dự án từ thiện của Open Earth Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phát triển công nghệ mã nguồn mở ứng dụng trong lĩnh vực khí hậu. Số tiền thu được từ việc bán NFT sẽ được dùng để hỗ trợ thử nghiệm mở rộng các khu vực biển được bảo vệ ở Cocos và Costa Rica.
Crypto Coral Tribe cũng là một dự án NFT trích 50% doanh thu của mình cho các sáng kiến bảo tồn động vật hoang dã và động vật biển. Mục tiêu của dự án là trở thành một trung tâm sáng tạo nghệ thuật và công nghệ để giúp khôi phục thế giới tự nhiên. Dự án hi vọng sẽ trồng 3.000 san hô trên toàn thế giới thông qua các đối tác bảo tồn biển, bao gồm Coral Guardian, Coral Triangle Centre và Quỹ Turks Caicos Reef.
5.Thuế carbon
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khi nhậm chức đã công bố kế hoạch khuyến khích người Mỹ giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch. Và ông đã thể hiện dự định đó bằng cách ra lệnh cho chính quyền của mình đưa ra một báo cáo về chi phí môi trường, lợi ích tiềm năng của tiền điện tử và các công nghệ blockchain. Ngoài ra, ông cũng tổ chức một chương trình nghị sự trong đó có quy định về thuế carbon. Tuy nhiên, Tòa án tối cao và cuộc chiến Nga – Ukraine đã làm gián đoạn kế hoạch này.