Cầu nối blockchain được hiểu như thế nào? Công nghệ này được hoạt động ra làm sao? Để tổng hợp những thông tin về những hiểu biết sâu rộng liên quan đến lĩnh vực này? Để giải đáp thông tin trên, bạn đọc không thể bỏ qua những giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Cầu nối blockchain là gì?
Blockchain bridges hay còn được gọi là cầu nối blockchain chính là sự liên kết hay cho phép các blockchain trao đổi với nhau như dữ liệu, token,…
Cầu nối này được tạo ra khi mà số lượng lớn blockchain này được tạo ra và thiếu hụt đi sự tương tác, trao đổi thông tin, dữ liệu với nhau. Bên cạnh đó, nó còn được cho rằng đang đi ngược lại so với những nguyên tắc phi tập trung và tái thiết lập của các trang web hiện đang sở hữu.
Nếu như trước đây, các mạng lưới blockchain sẽ được hoạt động trên cơ sở của sự phân quyền, đã gây ra những cản trở về mức độ tiến bộ và tạo ra giới hạn ngăn chặn sự tăng trưởng kinh tế và thương mại tự do.
Để phát triển nền công nghệ này, các dự án đã và đang xây dựng kết nối với nhau qua ” cầu nối blockchain” để sử dụng và trao đổi các thông tin dựa trên các dịch vụ và sức mạnh của các mảng với nhau. Qua đây, làm động lực để thúc đẩy mạnh mẽ đến các dịch vụ, phi tập trung để tương tác qua lại với nhau. Bên cạnh đó, có thể thấy được những lợi ích thiết thực mà các ứng dụng tài chính phi tập trung có thể nhận được.
Phân loại thiết kế Blockchain
Cầu nối blockchain được thiết kế theo nhiều loại khác nhau và được phân cấp thành 2 loại là: cầu nối tập trung dựa vào sự tin cậy và cầu nối phi tập trung không tin cậy. Cụ thể như sau:
– Thiết kế cầu nối tập trung dựa trên các cơ quan, hệ thống trung tâm não bộ để tham gia hoạt động. Người dùng sẽ yên tâm và tin tưởng hơn với những người có tiếng nói trong xã hội hơn.
– Còn cầu nối phi tập trung dựa trên sự không tin cậy được hiểu là người dùng sẽ đặt sự tin tưởng của mình vào những thuật toán được tích hợp thay vì những cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Khi nhắc đến cầu nối blockchain phi tập trung, độ tin cậy sẽ được tính đến bằng các nút dựa theo quy tắc được thiết lập trong phần mềm. Nó giúp loại bỏ những vấn đề của hệ thống tập trung, lạm dụng chức quyền, tham nhũng của những cơ quan.
>> Đọc thêm: Proof of History là gì? Đâu là ứng dụng của PoH trong dự án Solana?
Lợi ích của việc thiết lập cầu nối blockchain
Trong hệ thống mạng lưới blockchain, việc áp dụng công nghệ giữa các hệ sinh thái khác nhau mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho cả 2 phía.
Để thấy được những lợi ích khi áp dụng cầu nối blockchain, bạn đọc có thể theo dõi ví dụ dưới đây:
VD: Phát triển Dapp sử dụng Ethereum rất hay gặp phải những cản trở liên quan đến những trải nghiệm của người dùng như: tốc độ xử lý giao dịch kém, chi phí bỏ ra cao, lưu lượng truy cập cũng cao và thường xuyên bị tắc nghẽn.
Khi áp dụng cầu nối blockchain, nhà phát triển có thể trao đổi các token với hệ sinh thái khác để đẩy nhanh tiến độ xử lý và giảm thiểu những chi phí bỏ ra. Nó đồng nghĩa với việc nhà phát triển vẫn sẽ tiếp tục chạy DApp trên Ethereum và sử dụng các token tiêu chuẩn ERC-20 trong cộng động phát triển của Ethereum.
Trong cùng một hệ thống cầu nối, sẽ tạo ra những lợi ích cụ thể cho cả 2 bên. Giúp giảm thiểu lưu lượng mạng trên Ethereum bằng cách chia sẻ chúng cho các hệ sinh thái trong cầu nối, góp phần vào việc lưu thông mạng lưới. Ngoài ra, chúng còn góp phần giải quyết một số rào cản về khả năng mở rộng của Ethereum.
Hoạt động của cầu nối blockchain
Blockchain được hoạt động như thế nào thì cầu nối blockchain cũng được hoạt động tương tự như vậy. Nó cũng dựa trên những phân quyền và được chia thành 2 loại là liên kết và không tin cậy.
Tính liên kết
Cầu nối liên kết sẽ được hoạt động giống với một chuỗi khối riêng tư đã được cấp phép. Hệ thống này sẽ thiết lập các tiêu chí đánh giá người dùng có đủ điều kiện để nằm trong bộ phận quản lý và giám sát các giao dịch trong cầu nối đó.
VD: Ở Wanchain, các nút chuyên biệt sẽ có chức năng khóa các token trên Ethereum thông qua việc tính toán dựa vào yếu tố an toàn của hai bên. Đồng nghĩa với việc, giá các mã thông báo của Wanchain sẽ tương đương với khối tài sản đầu về của Ethereum.
Cầu nối không tin cậy
Cầu nối không tin cậy sẽ được hoạt động thông qua mạng lưới đại lý phi tập trung. Khác với cầu nối liên kết, cầu nối này hệ sinh thái nào cũng có thể tham gia với tư cách là đại lý sẽ được khuyến khích thực hiện các giao dịch xác thực dựa trên tính chính xác.
Kết luận
Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giải đáp được hết những thắc mắc về cầu nối blockchain là gì cho bạn đọc. Ngoài ra, đây còn là những thông tin, kiến thức về lĩnh vực tài chính phi tập trung mà 24Tienao muốn chia sẻ. Hãy theo dõi website này để cập nhật nhiều hơn những thông tin hữu ích nhé!