Để thực hiện cầu nối giao dịch giữa các blockchain với nhau bắt buộc phải có những phần mềm kết nối trung gian. Được sử dụng phổ biến khi liên kết giữa các blockchain chính là phần mềm Chainlink. Vậy chainlink là gì? Hoạt động như thế nào? Bài viết dưới đây của 24hTienao sẽ giải đáp hết những thắc mắc này, đừng bỏ lỡ nhé!
Mục lục bài viết
Chainlink là gì?
Là phần mềm kết nối giữa các blockchain với nhau, cho phép người dùng sử dụng đa dạng các phần mềm trong mạng lưới để thu thập các thông tin, dữ liệu thông qua việc giao tiếp với các APIs và các dữ liệu ngoài blockchain để tích hợp lại thành một hệ thống.
Không chỉ đơn giản là kết nối các blockchain với nhau mà nó còn giúp thúc đẩy khả năng giữa các hợp đồng thông minh. Giúp người dùng dễ dàng sử dụng và coi nó như một blockchain trung gian.
Tổng quan về Chainlink
Thông tin về Chainlink
- Website chính thức: https://www.smartcontract.com/
- Twitter: https://twitter.com/smart_contract
- White Paper: https://link.smartcontract.com/whitepaper
- Tên token: LINK
- Tổng số coin sẽ được phát hành: 1 tỉ Coin
- Số coin đã phát hành tính đến thời điểm hiện tại là: 35 triệu coin.
- Nền tảng công nghệ: Ethereum ERC 2.0
- Địa chỉ Chainlink: 334 Kearny Street , San Francisco, CA, 94108
Hệ sinh thái
Chainlink có hệ sinh thái bao gồm:
- Data Providers: Nhà cung cấp dữ liệu, bán dữ liệu thông qua API cho chainlink. Cho phép nhà đầu tư hưởng lợi nhuận từ những cơ sở hạ tầng hiện có.
- Node Operators: Được xem là trung tâm cốt lõi của Chainlink Network với nhiệm vụ duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo sự kết nối rộng rãi của các smart contract trong mạng lưới blockchain.
Lịch sử hình thành và đội ngũ phát triển của Chainlink
Chainlink được ra mắt chính thức vào 6/2017 bởi công ty công nghệ SmartContract ở San Francisco. Cùng đồng hành với nhau trong việc điều hành nền tảng này là Sergey Nazarov và CTO là Steve Ellis cùng 16 người cố vấn hỗ trợ.
Trong đó, Sergey Nazaro là doanh nhân tài ba, nhà sáng lập ra Smart Contract, Secure Asset Exchange, Crypto Mail – dịch vụ email phi tập trung.
Steve Ellis đã từng làm kỹ sư cho phần mềm Pivotal Labs và Secure Asset Exchange.
Đối tác phát triển
Để có được thành công và nhận được nhiều sự hưởng ứng từ người dùng, nhà đầu tư như hiện nay. Không thể thiếu công sức của những đối tác phát triển như:
- SWIFT: Đơn vị cung cấp 1/2 số tiền thanh toán trên toàn cầu.
- GOOGLE: Đối tác giúp công ty có thể liên kết và truy cập vào hệ thống dữ liệu đám mây dành cho Google và Ethereum.
Tỷ giá của chainlink
Qua Tìm hiểu về Crypto và thống kê về chainlink cho thấy, ở mỗi thời điểm khác nhau tỷ giá của những đồng tiền điện tử này cũng sẽ chênh lệch khác nhau.
Theo bảng thống kê về tỷ giá chainlink, tại thời điểm hiện tại đang ở mức ₫472,080 VND sẽ có lượng giao dịch trong 1 ngày sẽ là ₫29,580,690,035,935 VND.
Theo đó, trong 24 giờ qua tỷ giá của Chainlink đã giảm 6.55.
Đánh giá chung về Chainlink
Dưới đây là những đánh giá chi tiết về chainlink dựa trên những ưu và nhược điểm mà nó mang lại, cụ thể là:
Ưu điểm
Hiện nay có rất nhiều phần mềm kết nối khác nhau trong hệ thống blockchain. Nhưng chainlink vẫn được sử dụng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm như:
– Giải quyết được những vấn đề xảy ra trong loại hợp đồng thông minh của các doanh nghiệp không sử dụng công nghệ blockchain.
– Rút ngắn giới hạn về khoảng cách của thế giới thực với các hợp đồng thông minh trong hệ thống công nghệ blockchain.
– Là đối tác phát triển của những hệ thống thanh toán ngân hàng với quy mô rộng lớn. Tạo tiền đề, thu hút người đầu tư vào đồng tiền điện tử này.
– Mang lại nhiều giá trị và lợi ích thiết thực, có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Nhược điểm
– Khả năng gian lận, thất thoát cao
– Không thể kết nối với các hợp đồng thông minh ngoài Ethereum Blockchain
>> Đọc thêm: Tổng Quan Về Dự Án Polkadot (DOT)
Chainlink có hoạt động như thế nào?
Hoạt động chính của chainlink là kết nối các blockchain với nhau. Nên nó sẽ được hoạt động dựa theo hai chức năng chính là: cung cấp giải pháp mở rộng trực tiếp và không trực tiếp.
Chi tiết từng chức năng như sau:
On-chain
Là chức năng cung cấp các giải pháp giúp mở rộng trực tiếp trên chuỗi hệ thống và được triển khai thông qua blockchain của Ethereum. Việc triển khai qua công nghệ này giúp các mọi yêu cầu về dữ liệu của người dùng khi quản lý phần mềm thông tin trên mạng lưới.
Qua đó, nếu muốn sử dụng dữ liệu ngoài chuỗi hệ thống này, các đối tượng sử dụng sẽ phải gửi một bản hợp đồng người dùng hay bản hợp đồng yêu cầu đến chainlink. Sau đó, các blockchain sẽ xử lý những yêu cầu này trong bản hợp đồng riêng.
Hợp đồng riêng này sẽ chịu trách nhiệm với những loại hợp đồng dựa trên những yêu cầu quản trị bao gồm: hợp đồng danh tiếng, HĐ khớp lệnh, hợp đồng tổng hợp.
Trong đó:
+ Hợp đồng danh tiếng có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ theo dõi của nhà cung cấp thuộc hệ quản trị để đảm bảo tính toàn vẹn của nó.
+ Hợp đồng khớp lệnh có nhiệm vụ thống kê, ghi chép những thỏa thuận, mức dịch vụ, thu thập giá thầu. Dựa trên những thông tin mà nhà cung cấp trong hệ thống quản trị tin cậy cung cấp.
+ Hợp đồng tổng hợp sẽ tiến hành tổng hợp những dữ liệu để đưa ra kết quả tối ưu hiệu quả nhất.
Hoạt động của On-chain
Quy trình hoạt động của On-chain trong các loại hợp đồng như sau:
- Đầu tiên, chọn hệ quản trị: Bắt đầu, người dùng sẽ đề ra những yêu cầu về việc tìm kiếm các dữ liệu để thỏa mãn thỏa thuận cấp độ dịch vụ. Tiếp theo sẽ chọn lọc và tự tìm kiếm các dữ liệu đó trên hệ quản trị sử dụng của chainlink. Hệ quản trị sẽ đưa ra mức giá thầu dựa trên cấp độ dịch vụ của loại hợp đồng đó để tiến hành thỏa thuận dịch vụ.
- Báo cáo dữ liệu: Hoàn tất việc lựa chọn hệ quản trị, lúc này các nhà cung cấp off-chain sẽ tiến hành thỏa thuận dịch vụ và truyền tải các thông tin, dữ liệu đã yêu cầu tới các nút trên chuỗi xử lý của blockchain.
- Tổng hợp kết quả: Gửi kết quả tổng hợp dữ liệu thông qua hợp đồng đến các nhà cung cấp. Tiến hành xem xét dữ liệu và gửi đi những kết quả tối ưu nhất.
Off-Chain
Là các nút quản trị được dùng trong việc kết nối mạng Ethereum, nó có nhiệm vụ thu thập những thông tin, dữ liệu dựa trên các yêu cầu của các hợp đồng. Khi việc thu thập được hoàn tất, nó sẽ xử lý những dữ liệu này qua ChainLink Core – một phần mềm cho phép cơ sở ngoài chuỗi tương tác qua lại với blockchain của ChainLink. Rồi tiếp tục được truyền tới chức năng on-chain để tổng hợp kết quả.
Vai trò của chainlink trong blockchain
Trong công nghệ blockchain, việc sử dụng chainlink vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó có những vai trò cụ thể như sau:
Liên kết smart contract
Như chúng ta đã thấy, smart contract đang gặp những rào cản rất lớn trong việc kết nối và tương tác với những tài nguyên ở bên ngoài Node Network.
Tạo được sự kết nối giữa các blockchain cung cấp các tài nguyên bên ngoài với nhau giúp giải quyết được nhu cầu của người dùng. Từ đó, để phát triển cản trở việc phát triển của các smart contract.
Giải quyết các vấn đề Oracle tập trung
Hiện nay, để sử dụng Oracle người dùng sẽ gặp phải những thách thức khiến cho hợp đồng thông minh mất đi tính an toàn. Sử dụng chainlink sẽ giải quyết triệt để được những nhu cầu về Oracle tập trung tốt nhất.
Địa chỉ mua – bán chainlink an toàn
Người dùng có thể thực hiện các giao dịch mua – bán chainlink ở các sàn giao dịch tiền điện tử trên thế giới. Tuy nhiên, những sàn giao dịch đảm bảo an toàn cho người chơi như: Binance, Tokenize Xchange, OKEx, CoinTiger, CoinFLEX,…
Qua những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về chainlink. Theo dõi website của chúng tôi để cập nhật nhiều hơn những kiến thức cần thiết nhé!