Coin sàn là một từ khóa khá hot, với hơn 3,500,000 kết quả hiển thị trên công cụ tìm kiếm google, đặc biệt năm 2021 là năm mà thị trường tiền điện tử đang rất sôi động. Vậy coin sàn là gì? Tại sao nên đầu tư vào coin sàn? Hãy cùng 24htienao trả lời câu hỏi thú vị này nhé!
Mục lục bài viết
Coin sàn là gì?
Coin sàn là loại tiền điện tử thực hiện nhiều chức năng quan trọng đối với nền tảng sàn giao dịch mà chúng hoạt động, bao gồm sàn giao dịch tập trung và phi tập trung.
Tính năng đầu tiên có thể kể đến là thanh khoản và thực hiện giao dịch. Khả năng thanh khoản của một sàn giao dịch là mức độ chuyển đổi coin sàn sang một loại tiền điện tử hoặc tiền pháp định khác. Coin sàn gốc có thể được sử dụng như một động lực để tăng tính thanh khoản cho sàn bằng cách phân bổ phần thưởng theo khối lượng giao dịch hoặc số lượng coin sàn mà người dùng nắm giữ.
Ngoài ra, coin sàn còn có chức năng như một loại tiền tệ để chiết khấu phí giao dịch cho người dùng. Thông thường, người dùng của các nền tảng giao dịch tập trung hoặc phi tập trung sẽ nhận được chiếu khấu khi thanh toán bằng chính đồng coin của sàn đó.
Một số loại coin sàn cũng có nhiều chức năng khác như cho phép người dùng bỏ phiếu vào các hoạt động quản trị hoặc được cung cấp một số lợi ích độc quyền. Chẳng hạn như nếu hold một số lượng coin sàn nhất định sẽ nhận được airdrop hoặc được quyền tham gia IEO.
Stablecoin là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của thị trường Crypto?
Tại sao nên đầu tư vào coin sàn?
Mặc dù coin sàn chỉ thực hiện các chức năng trên nền tảng tương ứng, nhưng sự phát triển nhanh chóng của sàn giao dịch cùng hệ sinh thái của chúng đã đặt ra một câu hỏi nan giải cho nhiều nhà đầu tư: Có nên đầu tư vào coin sàn hay không?
Để đánh giá đúng tiềm năng của coin sàn, chúng ta nên tìm hiểu bản chất của coin sàn đó và vai trò của nó trong hệ sinh thái. Đây là yếu tố tiên quyết ảnh hướng đến giá trị và tiềm năng của coin sàn trong tương lai. Ngoài những tiện ích cơ bản, các cơ chế phần thưởng, chiết khấu hoặc ưu đãi cũng có khả năng làm tăng giá trị của coin sàn.
Để hiểu rõ, chúng ta có thể phân tích trường hợp của Binance Coin, coin sàn điển hình với mức tăng giá hơn 450,000% kể từ khi ra mắt vào năm 2017. Ngoài việc chức năng chính là phương tiện thanh toán phí giao dịch trên sàn Binance và mạng Binance Smart Chain, BNB còn được sử dụng trong nhiều nền tảng DeFi sử dụng mạng BSC. Điều đó có nghĩa là càng nhiều người sử dụng mạng BSC, đồng BNB sẽ càng có giá trị hơn. Về cơ bản, chức năng của BNB đã tương đương với ETH, loại tiền điện tử được dùng làm phí gas cho mạng Etherum.
Nhiều sàn giao dịch khác cũng bắt “trend” phát triển coin sàn riêng của mình như Huobi Token (HT), Kucoin Token (KCS), FTX Token (FTT),… và đạt được những bước tiến đáng kể về giá cũng như vốn hóa thị trường. Điều đó cho thấy coin sàn đang dần nhận được sự quan tâm tích cực từ cộng đồng đầu tư tiền điện tử.
Top 3 coin sàn xét theo vốn hóa thị trường
Binance Coin (BNB)
Binance Coin (BNB) là coin sàn của nền tảng giao dịch Binance cũng như mạng lưới Binance Smart Chain. Với khả năng xử lý 1.4 triệu giao dịch mỗi giây, Binance hiện là sàn giao dịch lớn nhất thế giới nếu xét theo dung lượng giao dịch trong 24 giờ.
Binance Coin được phát hành trên blockchain của Etherum (ERC-20) vào tháng 7 năm 2017 và được sử dụng như một phương tiện để thanh toán cũng như giao dịch với các đồng tiền điện tử khác như Bitcoin, Etherum, Litecoin,… Sau đó, với sự phát triển của sàn Binance cùng mạng lưới Binance Smart Chain, BNB đã dần chuyển sang trở thành đồng coin bản địa của mạng lưới này và sử dụng rộng rãi dưới hợp đồng thông minh BSC (BEP-20).
Binance Coin có một số chức năng cơ bản như sau:
- Giao dịch: BNB được sử dụng để giao dịch với các loại tiền điện tử khác, chủ yếu trên sàn Binance và Pancakeswap.
- Phí giao dịch: BNB được ưu tiên sử dụng để thanh toán phí giao dịch trên sàn Binance và là phí gas để xử lý giao dịch trên mạng lưới Binance Smart Chain.
- Thanh toán bằng thẻ tín dụng: BNB là một hình thức thanh toán cho các hóa đơn sử dụng thẻ tín dụng tiền điện tử trên Crypto.com.
- Ngoài ra còn nhiều chức năng khác như: Xử lý thanh toán, đặt chỗ, giải trí, đầu tư, cho vay, chuyển khoản,…
Binance Coin là một trong những coin sàn có mức tăng giá cực mạnh kể từ khi ra mắt vào năm 2017 với tỉ lệ tăng lên đến hơn 450,000% so với ATH là 690$ vào ngày 10 tháng 5 năm 2021. Hiện BNB là đồng coin có vốn hóa trị trường lớn thứ 3 với hơn 80 tỷ USD, chỉ sau Bitcoin và Etherum. Với sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái Binance Smart Chain, chúng ta có thể trông chờ vào sự tăng trưởng bùng nổ của BNB trong thời gian tới.
Uniswap (UNI)
Uniswap là một nền tảng giao dịch phi tập trung được phát triển từ năm 2018 trên blockchain của Etherum. Người dùng có thể dễ dàng thực hiện giao dịch bằng cách kết nối ví điện tử như MetaMask và MyEtherWallet.
Đặc biệt, Uniswap là sàn giao dịch phi tập trung có mã nguồn mở, nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể sao chép các đoạn code để tự thiết lập một sàn giao dịch phi tập trung cho riêng mình. Người dùng thậm chí còn có thể niêm yết token trên sàn mà không phải mất phí. Đây là chức năng hiếm thấy trên các sàn giao dịch tập trung thông thường, vì có liên quan đến lợi nhuận và chi phí vận hành. Theo số liệu gần đây nhất, Uniswap là nền tảng DeFi lớn thứ 4 với hơn 8 tỷ USD tài sản điện tử đang bị khóa trên giao thức. Tìm hiểu thêm về Uniswap tại “Uniswap (UNI) và những điều cần biết”
Uniswap là một trong những AMM hoạt động hiệu quả nhất mọi thời đại, cộng thêm thông tin về việc kết nối với Polygon trong bản cập nhật mới nhất đã khiến Uniswap trở thành một thế lực đáng gờm trong thị trường DeFi. Theo đó, đồng UNI cũng thu hút được sự quan tâm của không ít nhà đầu tư. Tại thời điểm bài viết này, đồng UNI đang có giá khoảng 19 USD, với nguồn cung hiện tại là 627,272,317 token, Uniswap đạt vốn hóa thị trường gần 12 tỷ USD, đứng thứ 18 trên bảng xếp hạng của CoinMarketCap.
KuCoin Token (KCS)
KuCoin là một sàn giao dịch tập trung được đưa vào hoạt động vào tháng 9 năm 2017. Cho đến nay, KuCoin là một trong những sàn có tốc độ phát triển tương đối nhanh cùng lượng người dùng lớn trên toàn thế giới. Từ dung lượng giao dịch 24 giờ đạt khoảng 100 triệu USD vào những ngày đầu mới thành lập, giờ đây KuCoin đã ghi nhận hơn 3 tỷ USD dung lượng giao dịch mỗi ngày, với hơn 5 triệu người dùng từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù đã từng là nạn nhân của hacker vào năm 2020 với thiệt lại lên đến 281 triệu USD, nhưng bằng những chính sách khéo léo, Kucoin vẫn được sự ủng hộ nhiệt tình từ khách hàng.
KuCoin Shares (KCS) là coin sàn chính thức của KuCoin. Chúng có chức năng như phần thưởng dành cho người dùng, thông qua cơ chế referral. Tiền thưởng được chia theo dạng cổ tức, nghĩa là ai nắm giữ nhiều đồng KCS hơn sẽ được chia phần thưởng nhiều hơn. Ngoài ra, KuCoin cũng xây dựng một blockchain riêng, có tên là KuCoin Community Chain (KCC). Trong đó, đồng KCS đóng vai trò là coin nền tảng, được sử dụng làm phí gas để xử lý các giao dịch.
Với chính sách khuyến khích người dùng “Hodl” đồng KCS, giá đồng coin này tăng liên tục kể từ đầu năm 2021 đến nay, từ 1 USD/KCS lên đến khoảng 22 USD/KCS ở thời điểm cuối năm 2021. Với nguồn cung hiện tại là 80,118,638 coin, KCS đạt vốn hóa thị trường hơn 1,7 tỷ USD, đứng thứ 73 trên bảng xếp hạng của CoinMarketCap. Và với chiến lược ưu đãi cho holder, cùng sự ủng hộ của đông đảo người dùng, KCS trở thành một coin sàn tiềm năng cho các nhà đầu tư trong thời gian sắp tới.
Kết luận
Nhu cầu trao đổi và giao dịch tiền điện tử ngày càng tăng đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của sàn giao dịch để đáp ứng nhu cầu của thị trường, bao gồm cả sàn giao dịch tập trung và phi tập trung. Và vì lẽ đó, 24htienao tin rằng những đồng coin sàn bất kể lớn nhỏ cũng đã và đang nằm trong danh mục của nhiều nhà đầu tư! Chúng ta hãy cùng chờ xem coin sàn có thể bức phá và trở thành “trend” mới của năm 2022 hay không nhé!