Ngày càng nhiều dự án tập trung vào xây dựng nền tảng cross-chain bridge nhằm tăng tính thanh khoản khi chuyển đổi tài sản giữa các blockchain khác nhau. Cùng tìm hiểu sâu hơn về cross-chain bridge qua bài viết bên dưới.
Mục lục bài viết
Cross-chain bridge là gì?
Cross-chain bridge là cầu nối trong blockchain, chịu trách nhiệm chuyển giao tài sản, token, dữ liệu, NFT giữa các khối với nhau, bao gồm layer 1, layer 2, sidechain và childchain.
Mỗi một blockchain network tuân thủ theo quy định riêng về xác minh giao dịch nhằm đảm bảo tính bảo mật của hệ thống. Ngoài ra, mỗi hệ thống lại có quy chuẩn token khác nhau. Cross-chain bridge ra đời nhằm kết nối các chain, tăng tính thanh khoản và hỗ trợ thực hiện giao dịch thuận lợi hơn.
Vì sao lại cần cross-chain bridge
Năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của các hệ thống như Solana, Avalanche, Fantom, Cosmos, Polygon,… Các layer 1 này hoạt động nhanh và tiêu tốn ít chi phí hơn Ethereum. Các ứng dụng Defi và DApps hoạt động sôi nổi trên chuỗi, kéo theo nhu cầu chuyển giao giữa các mạng lưới này với nhau, từ đó kéo theo vấn đề phát sinh như không thể chuyển ETH sang SOL trên sàn Coinbase hoặc ngược lại.
Đứng trên quan điểm nhà phát triển tạo ra các dự án blockchain, việc tối đa hóa TVL – Total value locked (tổng giá trị bị khóa) là yêu cầu hàng đầu. Tiếp theo sau đó là tính thanh khoản của dự án sẽ giúp thu hút nhiều người tham gia hơn. Nếu người dùng không thể thực hiện thao tác chuyển đổi tài sản trên nhiều nền tảng khác nhau, họ sẽ có xu hướng rời bỏ dự án.
Cross-chain bridge gỡ bỏ những rào cản trên. Với cơ chế lock-mint-burn, đa phần dự án bridge sẽ tập trung vào tăng tính thanh khoản cho các mạng lưới, hỗ trợ người dùng tham gia vào nhiều chain khác nhau.
Hạn chế của các cross-chain bridge
Hiện nay các cross-chain bridge vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định:
- Số lượng bridge ngày càng nhiều khiến cho thanh khoản sẽ bị phân mảnh. Người dùng phải tìm hiểu cách thức hoạt động trên mỗi bridge. Tốt nhất nên sử dụng công cụ phân tích dữ liệu on-chain để đánh giá các bridge tối ưu nhất.
- Tính bảo mật còn là một thách thức rất lớn đối với các bridge vì đa phần các vụ tấn công tập trung vào cầu nối giữa các chain với nhau.
- Sự ổn định giữa các bridge cũng là một vấn đề cần cân nhắc. Do đó, bạn nên chụp màn hình các giao dịch để đối chiếu số lượng sản chuyển đi và đến trong các chain có chính xác không.
>>> Xem thêm: Các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu cho nhà đầu tư <<<
Cross-chain bridge hoạt động như thế nào?
Ví dụ một người muốn gửi tài sản từ Ethereum sang Avalanche thì cách thức hoạt động của cross-chain bridge như sau:
- Người này sẽ gửi tài sản X đến một địa chỉ trên chuỗi gốc Ethereum và trả phí bridge.
- Tài sản X bị khóa theo quy chuẩn xác thực của hợp đồng thông minh hoặc với một người giám sát trong hệ thống.
- Bridge sau khi nhận tài sản X thì sẽ mint một bản wrapped lượng tài sản X1 tương đương trên Avalanche.
- Tài sản X1 được gửi đến địa chỉ trên chuỗi Avalanche. Nếu muốn rút tài sản, người dùng cần gửi lại wrapped token này vào bridge.
- Token sau đó sẽ bị burn, cos-bridge sẽ mở khóa token trên Ethereum.
Có nhiều mô hình cross-bridge khác nhau nhưng tất cả sẽ tuân theo nguyên lý hoạt động cơ bản lock-mint-burn như trên.
Các loại hình Cross-chain bridge
Có thể phân chia các cross-chain bridge thành hai loại sau:
Centralized Cross-chain bridge
Centralized cross-chain bridge có sự hiện diện của bên thứ ba, chịu trách nhiệm chuyển tài sản và mint wrapped token giữa các chain với nhau. Ví dụ điển hình về centralized cross-chain bridge là BitGo. Nếu muốn thực hiện chuyển BTC sang Ethereum thì người dùng sẽ deposit BTC và BitGo. Hệ thống này sẽ mint ra wBTC theo chuẩn mạng lưới ERC20 để sử dụng trên các DApps thuộc nền tảng Ethereum.
Ưu điểm của các centralized cross-chain bridge này là khá tiện dụng cho người dùng chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là mặt hạn chế vì người dùng sẽ phụ vào nền tảng cross-chain. Do đó, cần lựa chọn cross-chain uy tín vì họ có quyền sử dụng tài sản của người gửi.
Ngay cả Binance – centralized exchange nổi tiếng hàng đầu – cũng phát sinh các nghi vấn liên quan đến việc liệu nền tảng này có phát hành nhiều wrapped token hơn so với số tài sản được gửi không.
Decentralized Cross-chain bridge
Đúng như tên gọi, decentralized cross-chain bridge là cầu nối phi tập trung, người dùng không cần đặt niềm tin vào một bên trung gian khi thực hiện mint-lock-burn tài sản giữa các chain với nhau.
Bản chất thì các decentralized cross-chain bridge là các pool chứa tài sản. Validator chịu trách nhiệm xác thực. Do đó, số lượng validator giúp đánh giá độ lớn về tính phi tập trung của bridge.
Theo đó, người dùng sẽ deposit tài sản vào pool, validator xác thực sau đó pool sẽ mint wrapped token sang chain mong muốn của người dùng.
Ưu điểm các cross-chain này là sự minh bạch vì dựa trên validator và smart contract để vận hành. Tuy nhiên, điểm yếu của các cross-chain phi tập trung là độ an toàn và tính bảo mật. Đa phần các vụ hack tập trung vào các bridge để tấn công.
Đứng trên phương diện kiếm tiền, thì các decentralized cross-chain bridge là cơ hội. Người dùng có thể đảm nhận vai trò là các validator để có incentive.
Trong decentralized cross-chain bridge còn được chia nhỏ thành ba loại sau:
-
- Somewhat centralized bridge: Các cross-chain này sẽ có một nhóm validator chịu trách nhiệm kiểm soát việc mint và burn wrapped tokens. Toàn bộ hoạt động sẽ vận hành theo cơ chế multisig – đạt đồng thuận để thông qua giao dịch. Bằng cách định danh validator trước thông qua KYC, các cross-chain sẽ hạn chế việc “rug-pull”. Các dự án điển hình là: Chainswap, Terra Bridge.
- Decentralized bridge sử dụng cơ chế đồng thuận PoS với các validator bất kỳ không tuyển chọn từ trước. Các bridge này vận hành theo cơ chế staking-slashing, tức là validator sẽ nhận incentive nếu giao dịch được xác minh hiệu quả hoặc mất toàn bộ tài sản đã stake nếu thực hiện hành vi gian lận. Các dự án điển hình như: Matic PoS Bridge của Polygon, deBridge, Anyswap, Peggy, Thorchain hay Axelar.
- Untrusted bridge. Đúng như tên gọi, các bridge này sẽ kết nối trực tiếp vào các chain khác nhau, trở thành một phần tương thích với mạng lưới. Untrusted bridge có độ bảo mật cao, nhưng hiện khó áp dụng rộng rãi. Các dự án điển hình: Near Rainbow Bridge, Wormhole (Solana), Gravity Bridge (Cosmos), Snow Bridge (Polkadot), Connext Network.
Hướng dẫn sử dụng các cầu nối Cross-chain
Hop protocol
Bước 1: Truy cập vào https://app.hop.exchange/#/send, chọn Connect a Wallet . Các mạng lưới hỗ trợ là Mainnet, Polygon, Gnosis, Optimism, Arbitrum.
Bước 2: Chọn mạng lưới chuyển đi và đến.
Bước 3: Chọn loại tài sản và số lượng. Nhấn Approve và Send để hoàn tất giao dịch.
Thời gian chờ khoảng 5-10 phút, người dùng không được chuyển mạng lưới hoặc tắt web. Không có giới hạn tối thiểu.
Celer Network
Celer hỗ trợ nhiều mạng lưới, chi tiết như hình bên dưới
Các thức hiện như sau:
Bước 1: truy cập vào https://cbridge.celer.network/#/transfer, chọn Connect Wallet.
Bước 2: Chọn mạng lưới chuyển đi và đến, ví dụ như hình là từ Polygon sang Arbitrum.
Bước 3: Chọn loại tài sản và số lượng. Nhấn Approve và Send để hoàn tất giao dịch.
Thời gian chờ khoảng 5-10 phút, người dùng không được chuyển mạng lưới hoặc tắt web. Giới hạn tối thiểu 0.006 wETH.
Orbiter
Bước 1: truy cập vào https://app.orbiter.finance, chọn Connect A Wallet, kết nối với ví MetaMask.
Các mạng lưới hỗ trợ như trong hình.
Bước 2: Chọn mạng lưới chuyển đi và đến, ví dụ như hình là từ Ethereum sang zxSync.
Bước 3: Chọn loại tài sản và số lượng. Nhấn Send để hoàn tất giao dịch. Bạn cần xác nhận trên ví MetaMask thì token sẽ xuất hiện dưới dạng zkSync Alpha Testnet.
Connext
Truy cập vào: https://bridge.connext.network/. Cách thực hiện ba bước như trên.
Porta
Truy cập vào: https://www.portalbridge.com/#/transfer. Cách thực hiện ba bước như trên.
deBridge
Truy cập vào: https://app.debridge.finance/. Cách thực hiện ba bước như trên.
Lời kết
Với nhiều thông tin bổ ích ở trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của các cross-chain bridge trong blockchain. Đây chính là xu hướng phát triển tất yếu trong blockchain. Thay vì phân mảnh thì các chain sẽ kết hợp lại để tạo ra trải nghiệm tốt cho người dùng trong khi vẫn duy trì tính thanh khoản cao.