Đây là bài viết đầu tiên trong series data on-chain, giúp người mới có thể theo dõi bảng dữ liệu live nhanh nhất hiệu quả, từ đó ra các quyết định chính xác hơn.
Mục lục bài viết
Data On-chain là gì?
Dữ liệu hay data on-chain là tất cả thông tin giao dịch trong một mạng lưới blockchain tại thời điểm nhất định. Bằng việc phân tích dữ liệu này, bạn sẽ nắm được biến động thị trường, sức mua của những “whale” và ra quyết định có nên mua thêm, nắm giữ hay bán ra để chốt lời.
Tất cả thông tin giao dịch được lưu trữ trên các block, được phân thành ba loại khác nhau:
- Dữ liệu giao dịch, bao gồm: địa chỉ gửi và nhận, số tiền, giá trị còn lại.
- Dữ liệu khối và mạnh lưới bao gồm thời gian, phí và phần thưởng.
- Hợp đồng thông minh.
Tất cả giao dịch trên blockchain đều được các node trong block xác minh, hoàn thành block và cập nhật vào mạng lưới chung. Hiện nay, Bitcoin có 11.000 node, còn Ethereum có 8.000. Đây là hai blockchain network lớn nhất hiện nay, chia sẻ dữ liệu phần lớn trên thế giới, đảm bảo tính phi tập trung và minh bạch.
Phân tích data on-chain là gì?
Phân tích data on-chain là trường phái phân tích xem xét biến động dữ liệu trong quá khứ và hiện tại. Trường phái này tin rằng các dữ liệu on-chain là xác thực, rõ ràng và minh bạch nhất.
Data On-chain quan trọng như thế nào?
Data on-chain ghi nhận thông tin minh bạch, khách quan. Vì toàn bộ các giao dịch phi tập trung đều không thể chỉnh sửa, nên đây là nguồn dữ liệu đáng tin cậy để nhà đầu tư ra quyết định. Bằng việc đọc dữ liệu on-chain bạn sẽ tracking được hành vi của những user khác trên thị trường, đặc biệt là những cá voi (whale) đang nắm giữ nhiều đồng coin, có thể tác động mạnh mẽ toàn thị trường khi có bất kỳ động thái thao túng nào.
So với phân tích kỹ thuật, data on-chain mang tính xác thực vì mọi tin tức hay biểu đồ đều có thể bị dẫn dắt nhưng dữ liệu luôn mang tính xác thực và minh bạch nhất, giúp bạn dự phóng những điều gì đang và sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Công cụ phân tích on-chain
24htienao đã có bài viết cụ thể về những công cụ phân tích data on-chain dành cho nhà đầu tư, bạn có thể theo dõi cụ thể.
Tóm lại, các công cụ bạn có thể tìm hiểu như sau:
- Các blockchain explorer của mỗi nền tảng như Etherscan hay BscScan, Solscan.
- Công cụ cung cấp dữ liệu on-chain xác thực: CryptoQuant và Glassnode.
- Whalebot Alert: Bot telegram cảnh báo các giao dịch khổng lồ được tạo ra bởi cá mập, có thể tác động mạnh đến thị trường.
- Ngoài ra, còn các ứng dụng, công cụ khác như Dune Analysis, IntoTheBlock, Elementus, AnyBlock,… 24htienao sẽ cung cấp cách thức sử dụng trong series bài về Data On-chain.
Các chỉ số data on-chain quan trọng của BTC
CryptoQuant hiện là công cụ phân tích data on-chain hiệu quả và đầy đủ nhất về Bitcoin, Ethereum và Stablecoin. Trên này, hệ thống dữ liệu sẽ được chia thành:
- Các thông tin trên chuỗi
- Các thông tin trên sàn giao dịch
- Các dữ liệu khai thác
- Các dữ liệu mạng lưới
Dưới đây là tổng quan từng danh mục quan trọng nhất trên CryptoQuant để bạn tiện theo dõi:
Exchange netflow
Riêng về danh mục phân loại trên CryptoQuant cực kỳ đầy đủ. Bạn có thể theo dõi dòng tiền cả các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung, sàn spot, sàn phái sinh,… trong mục Exchange Flows.
Exchange Netflow (Total) – All Exchanges
Cho biết tổng BTC vào và ra trên sàn giao dịch (Inflow – Outflow = Netflow), cho biết BTC được rút ròng hay nạp ròng trong tuần vừa qua. Nếu lượng nạp nhiều hơn lượng rút, cho thấy áp lực bán sẽ có thể khiến giá giảm. Ngược lại, nếu là rút ròng thì nhu cầu thị trường đang có tín hiệu lạc quan, giá có thể tăng, giảm áp lực bán BTC.
Exchange reserve
Đây là chỉ số thể hiện tổng đồng coin hiện đang nắm giữ trên các địa chỉ sàn giao dịch. Nếu chỉ số cao thể hiện áp lực bán cao, tương đương lượng lớn đồng coin đang có mặt trên các sàn giao dịch chịu áp lực bán mạnh. Ngược lại, nếu chỉ thấp thì thể hiện lượng coin thấp và áp lực bán giảm.
- Nếu chỉ số này có xu hướng tăng thì sự khan hiếm giảm, thị trường Bearish.
- Nếu chỉ số này có xu hướng giảm thì sự khan hiếm tăng, thị trường Bullish.
Flow Indicator
Ở phần Flow Indicator những những chỉ số căn bản, thể hiện biến động giá của Bitcoin, Ethereum hoặc các đồng stablecoin khác. Tại đây bạn sẽ nắm được tổng vị thế dòng tiền của miner, chỉ số giao dịch của các cá mập cùng nhiều dữ liệu giao dịch liên quan.
Exchange Stablecoins Ratio – All Exchanges
Đây là chỉ số tính bằng cách chia vốn hóa thị trường BTC cho vốn hóa của tất cả các đồng stablecoin.
- Nếu chỉ số cao thì nguồn cung stable thấp hơn so với giá trị vốn hóa BTC, suy ra áp lực mua thấp, giá của BTC có thể giảm.
- Nếu chỉ số thấp thì nguồn cung stable cao hơn so với giá trị vốn hóa BTC, sự khan hiếm tăng, áp lực mua tăng, đẩy giá BTC lên.
Market Indicator
Market Indicator là dữ liệu chuyên về thị trường, bao gồm SOPR Spent Output Profit Ratio) ngắn hạn và dài hạn, Stablecoin Supply Ratio (SSR).
Whale ratio
Chỉ số này liên quan đến các địa chỉ cá voi tác động đến áp lực bán. Công thức tính bằng cách lấy 10 giao dịch nạp BTC chia cho tổng Bitcoin trên sàn. Nếu chỉ số này tăng mạnh thì lượng BTC nạp trên sàn lớn, tạo ra áp lực giảm giá.
Nhìn vào quy mô tương đối của 10 dòng tiền hàng đầu so với tổng dòng tiền, có thể phát hiện ra cá voi sử dụng sàn giao dịch nào. Ví dụ: vì Gemini có hầu hết là người dùng cá voi, nên giá có thể tăng hoặc giảm đáng kể. Điều này tiềm ẩn những rủi ro, nhưng cũng có khả năng xảy ra chênh lệch giá.
Miner Flow
Các miner đóng vai trò kiểm soát nguồn cung trên blockchain việc theo dõi hoạt động của Miner cũng giúp bạn đánh giá được phần nào diễn biến thị trường
Miner Outflow
Đây là chỉ số đo lường lượng BTC di chuyển bởi các ví của miner, có thể chuyển lên sàn hoặc dưới hình thức OTC hoặc nội bộ các ví với nhau. Nếu thấy có lượng lớn BTC di chuyển thì khả năng xảy ra đợt xả hàng của các miner.
Lưu ý khi phân tích data on-chain
Trên đây là các chỉ số quan trọng trong CryptoQuant bạn cần theo dõi. Bạn có thể vào Quicktake để xem nhận định chuyên gia. Còn trên Glassnode thì đọc các báo cáo tổng hợp hàng tuần để nắm tình hình thị trường.
Ngoài ra, các dữ liệu quan trọng từ Quỹ lớn Grayscale cũng nên được kiểm tra thường xuyên. 24htienao đã có bài viết về quỹ này, tại đây.
Phân tích data on-chain sẽ là một thử thách đối với những bạn mới bước chân vào đầu tư crypto, do đó bạn cần lưu ý các điểm sau để từng bước hoàn thiện kỹ năng phân tích:
- Theo dõi các đánh giá chuyên gia, báo cáo tổng hợp để có cái nhìn toàn cảnh từ đó mới đi sâu vào từng chi tiết. Việc này giúp bạn đỡ bị ngộp hơn rất nhiều.
- Đọc hiểu thông tin trong hướng dẫn, glossary của các công cụ. Ví dụ như CryptoQuant có đầy đủ định nghĩa, hướng dẫn để bạn tra cứu.
- Luôn tìm công cụ được nhiều người sử dụng, mang tính chính xác cao. Tuy nhiên, cho dù có sử dụng công cụ nào đi chăng nữa, bạn cũng cần thường xuyên nâng cao kỹ năng, kiến thức và tin vào chính bản thân bạn khi ra quyết định đầu tư.
- Luôn đối chiếu thông tin trên blockchain explorer để có dữ liệu xác thực, chứ không chỉ các thông tin marketing của dự án.
- Luôn cập nhật thường xuyên thông tin vì thị trường tiền điện tử có tính biến động rất cao.
Lời kết
Như vậy, trong bài viết bày, bạn đã hiểu phân tích data on-chain là gì và những thông số cơ bản trên CryptoQuant – một công cụ đầy sức mạnh cho những nhà đầu tư.