Defi là gì? Đây là nền tảng tài chính phi tập trung nên công nghệ Blockchain nhằm giải quyết những thách thức trong thị trường tài chính tập trung truyền thống.
Mục lục bài viết
DeFi là gì?
Thời điểm Bitcoin ra mắt năm 2009 đã mở ra một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tiền điện tử và blockchain phát triển trong nhiều ngách khác nhau, cung cấp giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp.
Một ngách cơ bản chính là DeFi – tài chính phi tập trung, được tạo ra với chủ đích thay thế các giao dịch tài chính truyền thống. Cụ thể, DeFi bao gồm hợp đồng thông minh, cung cấp nền tảng cho các ứng dụng phi tập trung (DApps) và các giao thức. Những ứng dụng ban đầu của DeFi được xây dựng trên Ethereum, và phần lớn tổng giá trị TVL vẫn tập trung ở đó.
Bitcoin (BTC) mang đến những giá trị trụ cột của việc phi tập trung hóa. DeFi là sự phát triển các giá trị đó bằng cách bổ sung thêm các tính năng.
Một nhánh trong không gian tiền điện tử, DeFi cung cấp nhiều dịch vụ của thế giới tài chính chính thống được kiểm soát bởi số đông thay vì một tổ chức hoặc định chế trung tâm.
Bắt đầu với ứng dụng cho vay, DeFi hiện đã phát triển nhiều giải pháp liên quan đến gửi tiết kiệm, đầu tư, gia dịch thị trường,… Mục tiêu của tài chính phi tập trung là thay thế cách thức giao dịch tài chính truyền thống. DeFi thường khai thác mã nguồn mở, cho phép bất kỳ ai cũng có cơ hội xây dựng, đóng góp trên ứng dụng có sẵn.
>>> Xem thêm: Tất tật về DeFi và những đồng coin DeFi tiềm năng
Tài chính phí tập trung (DeFi) và Tài chính tập trung (CeFi)
Từ trước đến nay, các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính truyền thống có sức mạnh rất lớn đối với tiền của khách hàng, có thể đóng băng tài sản, hoặc khách hàng phải chờ đợi hàng giờ để giao dịch được thực hiện.
Ngoài ra, các ngân hàng và các tổ chức tài chính còn giới hạn thời gian làm việc. Hoạt động giao dịch phức tạp sẽ cần thời gian dài hơn để xử lý. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn đòi hỏi nhiều giấy tờ để nhận diện thông tin chi tiết.
DeFi bao gồm các sản phẩm và dịch vụ tài chính bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể truy cập và hoạt động mà không có sự tham gia của các ngân hàng hoặc bất kỳ công ty bên thứ ba nào khác.
Thị trường tài chính phi tập trung hoạt động 24/7, không có giờ nghỉ vì vận hành bằng hệ thống chứ không phải con người. Bạn có thể lưu trữ tiền điện tử trên máy tính, ví hoặc bất cứ nơi nào tại bất cứ thời điểm nào.
DeFi không chỉ phân tán quyền lực mà còn phân tán rủi ro bằng cách lưu trữ dữ liệu tại nhiều nơi khác nhau nhằm gia tăng tính bảo mật.
Các giao dịch dựa trên DeFi sẽ được xử lý nhanh chóng, an toàn và tốn ít chi phí. Tài chính phi tập trung sử dụng các công nghệ tiền điện tử để giải quyết rất nhiều vấn đề tồn tại trong thị trường tài chính truyền thống:
Trong lĩnh vực tài chính tập trung, con người và hệ thống sẽ xử lý các giao dịch tài sản. Trong DeFi, tài sản được xử lý bởi các giao thức thông minh. Các nền tảng CeFi, như Coinbase.com, có tính giám sát khi lưu trữ tiền điện tử cho bạn. Bạn có thể sử dụng ví Coinbase giống như cách sử dụng ví tiền mặt thông thường, cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn các tài sản tiền điện tử của mình.
>>> Xem thêm: TVL DeFi giảm 66%, nhưng nhiều chỉ số phản ánh sự tăng trưởng ổn định <<<<
Tài chính phi tập trung có tiềm năng rất lớn khi hướng đến 2 tỷ người không sử dụng hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. DeFi cho phép người dùng cơ hội tiếp cận với các hoạt động như vay mượn, có khoản thu nhập thông qua farming.
DeFi được xây dựng trên nền tảng Blockchain, với hệ sinh thái người dùng tương tác theo kiểu ngang hàng Peer-to-peer (P2P), thông qua sổ cái phân tán và hợp đồng thông minh. Toàn bộ hệ thống vận hành không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý hoặc các giấy tờ xác minh.
Mục tiêu của DeFi là tạo ra thị trường tài chính mở, tin cậy và không giới hạn. Các công nghệ DeFi mới nhất tập trung vào giải quyết các vấn đề tồn đọng trong tài chính tập trung và tăng trải nghiệm tích cực của người dùng.
Các thành phần của DeFi?
Vào năm 2017, một vài hệ sinh thái như MakerDAO hay Compound Finance trở nên phổ biến. DeFi thực sự bùng nổ vào năm 2020, tạo ra hàng loạt các dự án tiền điện tử và hình thành xu hướng tài chính mới.
Sàn giao dịch phi tập trung (DEXs)
DEXs cho phép người dùng giao dịch các tài sản điện tử mà không cần các đơn vị trung gian. DEX là một phần của ngành công nghiệp tiền điện tử trong nhiều năm, xử lý các giao dịch mà không cần mở tài khoản mua bán.
Bạn có thể nắm giữ tài sản từ các nền tảng tập trung trong khi vẫn cho phép giao dịch theo công nghệ chuỗi khối. AMM (Automated Market Makers) – một dạng của DEX, phổ biến từ năm 2020, sử dụng hợp đồng thông minh và và các nhóm thanh khoản để tạo điều kiện cho các giao dịch mua bán tài sản tiền điện tử.
DEXs được xây dựng trên nền tảng blockchain riêng biệt, có khả năng tương thích với nền tảng công nghệ. Ví dụ nếu DEXs dựa vào công nghệ blockchain của Ethereum thì sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch tài sản trên Ethereum – như ERC-20 token.
Các ví điện tử cần tương thích với DEX. Tuy nhiên, hình thức lưu trữ tài sản này khiến người dùng phải chịu nhiều trách nhiệm hơn trong việc bảo mật tiền. Ngoài ra, một số DEX nhất định có thể ít tính năng hơn nhưng phí tài chính cao hơn các sàn giao dịch tập trung.
>>> Xem thêm: Những tokens Defi cần lưu ý vào tháng 6 năm 2022 <<<
Ví điện tử và thanh khoản (Wallets – Aggregators)
Aggregator là nơi tương tác với người dùng trong thị trường DeFi. Một cách dễ hiểu nhất, Aggregator là nền tảng quản lý tài sản phi tập trung tự động di chuyển tài sản tiền điện tử của người dùng giữa các nền tảng khai thác lợi suất (yield-farming) khác nhau để tạo ra lợi nhuận cao nhất.
Ví là nơi nắm giữ và thực hiện giao dịch tài sản số. Ví có thể ở nhiều dạng thức khác nhau như phần mềm, phần cứng và ví trao đổi, có thể lưu trữ nhiều loại tài sản khác nhau. Ví tự lưu trữ (Self-Hosted Wallets) là dạng ví cho phép người dùng quản lý private key (khóa cá nhân) đóng vai trò chủ đạo của DeFi, tạo điều kiện cho các nền tảng DeFi khác nhau. Ngược lại, ví sàn giao dịch (Exchange-based wallets) sẽ quản lý các private key của người dùng, giới hạn quyền kiểm soát nhưng cũng giảm các trách nhiệm bảo mật cho người dùng hơn.
Thị trường phi tập trung – Decentralized marketplaces
Thị trường phi tập trung đại diện cho nền tảng công nghệ cốt lõi của blockchain. Trong dạng thức này, hệ thống ngân hàng cho phép người dùng giao dịch với nhau không cần đơn vị trung gian. Hợp đồng thông minh dựa vào nền tảng Ethereum tạo điều kiện cho thị trường phi tập trung. Các nền tảng khác như NFTs cho phép người dùng giao dịch các tài sản số.
Oracles
Oracle là cung cấp dữ liệu ngoài chuỗi trong thế giới thực tới blockchain thông qua nhà cung cấp thứ ba. Oracles mở đường cho việc dự đoán thị trường dựa trên nền tảng tiền điện tử DeFi, nơi người dùng có thể đặt cược vào kết quả của một sự kiện, từ các cuộc bầu cử đến biến động giá. Oracles là nơi mà các khoản thanh toán được thực hiện thông qua một quy trình tự động điều chỉnh theo hợp đồng thông minh.
Lớp 1
Lớp 1 – layer 1 là nơi các ứng dụng và giao thức DeFi được triển khai. Ethereum được xem là lớp 1 chính trong thị trường tài chính phi tập trung. Bên cạnh đó còn có Polkadot (DOT), Tezos (XTZ), Solana (SOL), BNB và Cosmos (ATOM)
Sự tồn tại nhiều blockchain lớp 1 tạo ra nhiều không gian cho phát triển và lưu lượng truy cập.
Ứng dụng thực tiễn
Dưới đây là một vài ứng dụng thực tiễn của DeFi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: giao dịch trên DEXs, vay mượn tài chính, mua bán tài sản số, game online.
Nền tảng cho vay
Vay mượn là hoạt động phổ biến trong DeFi. Các giao thức cho phép người dùng sử dụng tiền điện tử làm tài sản thế chấp. Tài chính phi tập trung đã chứng kiến một lượng lớn dòng vốn chảy qua hệ sinh thái, với các giải pháp cho vay lên tới hàng tỷ đôla.
Thanh toán và các stablecoins
Để đảm bảo DeFi trở thành một hệ thống tài chính, đầy đủ giao dịch và hợp đồng, cần có một tài khoản ổn định hoặc tài sản. Đây là lúc các stablecoin xuất hiện – đảm bảo giá trị tài sản không bị tụt giảm.
Stablecoins mang lại sự ổn định cho các hoạt động trên thị trường DeFi. Stablecoin thường được gắn với một loại tiền pháp định như USD hoặc EUR, không biến động như các đồng tiền điện tử khác, do đó được sử dụng cho các hoạt động giao dịch và thương mại.
Ký quỹ và đòn bẩy tài chính
Ký quỹ và đòn bẩy tài chính đưa thị trường tài chính phi tập trung lên một tầng cao hơn, cho phép người dùng vay tiền điện tử ký quỹ bằng cách sử dụng các đồng tiền điện tử khác thế chấp. Bên cạnh đó, hợp đồng thông minh được thiết lập bao gồm đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng lợi nhuận của người dùng.
Các hoạt động chủ đạo của DeFi
Các nhóm thanh khoản (liquidity pools) là công cụ cần thiết cho các sàn giao dịch phi tập trung. Nền tảng cung cấp thanh khoản giao dịch cho người mua – người bán. Để trở thành một phần của nhóm, các nhà cung cấp thanh khoản có thể gửi một khoản tiền cụ thể vào một hợp đồng thông minh và đổi lại nhận được token, có thu nhập thụ động dựa trên phí mà người dùng phải trả cho giao dịch.
Khai thác lợi suất (Yield Farming) là một hoạt động khác của DeFi nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua các nhóm thanh khoản. Yield Farming dựa trên cách thức đơn giản nhất: sử dụng chính tiền điện tử của bạn để kiếm nhiều tiền hơn nữa.
Người dùng cho người khác vay tiền điện tử và có lợi nhuận được trả lại bằng tiền điện tử (thông thường là những Governance Tokens).
Rủi ro của DeFi?
Bên cạnh rất nhiều lợi ích, DeFi vẫn là một thị trường non trẻ với nhiều vấn đề. Đầu tiên DeFi vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi. Các cơ sở hạ tầng blockchain vẫn ở giai đoạn đầu, không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận và hiểu nguyên tắc vận hành.
DeFi đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, dẫn đến khung pháp lý chưa hoàn thiện chặt chẽ. Hiện vẫn chưa biết chính xác mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào. Có thể DeFi kết hợp với tài chính tập trung chứ không thay thế hoàn toàn.
Kiếm tiền với DeFi
Cách kiếm tiền đơn giản nhất trên DeFi là gửi tiền điện tử vào một nền tảng hoặc giao thức cho phép bạn kiếm khoản lợi nhuận hàng năm.
Staking là hoạt động khóa token vào hợp động thông minh để đổi lấy các mã token tương tự. Yield Farming cũng là một cách thức khác để có thêm nhiều token mới.
Để đảm bảo hạn chế rủi ro đầu tư, bạn cần xem xét khả năng vốn hóa của các token. Đảm bảo bạn hiểu về các giao thức DeFi hoạt động trong bao lâu và bao nhiêu tiền deposit trước khi bạn đầu tư.
Luôn tìm hiểu các thông tin chính thống trên website của công ty, các chính sách hạn chế rủi ro hoặc các biện pháp phòng ngừa tấn công giao thức.
Nếu có sự chuẩn bị sẵn sàng thì DeFi thực sự là nền tảng tài chính phi tập trung giúp bạn gia tăng tài sản bền vững.