Với sự phát triển như mạnh mẽ của thị trường tiền điện tử nói chung và thị trường DeFi nói riêng, tốc độ xử lý và chi phí giao dịch ngày càng trở thành chỉ tiêu rất quan trọng. Để cải thiện những vấn đề đang gặp phải với Etherum, Solana đang nổi lên như một ứng cử viên sáng giá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thông tin kỹ thuật liên quan đến dự án Solana.
Mục lục bài viết
Dự án Solana là gì?
Solana là một tay đua mới trong thị trường tiền điện tử với định hướng phát triển một blockchain hiệu suất cao, khả năng xử lý lớn, thông qua việc tích hợp các cơ chế đồng thuận khác nhau trong blockchain của nó. Blockchain của Solana hỗ trợ các hợp đồng thông minh cũng như các ứng dụng phi tập trung, tương tự như Etherum. Nhưng khác với Etherum và Polkadot, Solana chỉ sử dụng một giải pháp blockchain duy nhất (layer 1).
Lịch sử hình thành
Tuy chỉ mới được ra mắt chính thức vào tháng 3 năm 2020, nhưng những ý tưởng và whitepaper của SOL đã được phát triển từ những năm 2017, bởi nhà sáng lập kiêm CEO Anatoly Yakovenko. Cái tên Solana cũng được đặt theo tên một bãi biển ở California, cách San Diego 30 phút lái xe về phía bắc, nơi Anatoly Yakovenko dành phần lớn cuộc đời mình để làm việc trong ngành viễn thông.
- 2017: Lên ý tưởng và công bố whitepaper
- 2018:Yakovenko cùng với Greg Fitzgerald, đồng nghiệp cũ của Yakovenko ở Qualcomm, đã phát hành testnet nội bộ đầu tiên.
- 2019: Chính thức ra mắt mainet vào tháng 3 sau khi huy động được 1,76 triệu USD thông quá việc bán token SOL trên coinlist.
- 2020: Solana đã có sự tăng trưởng đáng kể với hơn 50 triệu khối; đồng thời các dự án lớn như Serum, Chainlink, Terra, Audius, USDC và USDT đều đã tham gia hệ sinh thái của Solana.
Đội ngũ phát triển
Dự án Solana có một đội ngũ phát triển rất ấn tượng, gồm những cá nhân có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật phần mềm, blockchain, khoa học dữ liệu và phát triển kinh doanh:
- Anatoly Yankovenko, nhà sáng lập kiêm CEO, có một sự nghiệp lẫy lừng trong lĩnh vực công nghệ: là người đứng đầu trong việc phát triển hệ điều hành ở Qualcomm, cũng như sở hữu cho mình 2 bằng sáng chế cho các Giao thức hệ điều hành hiệu suất cao (High Performance Operating Systems protocols).
- Greg Fitzgerald, CTO, trước đây là một trong những thành viên của Văn phòng khoa học Qualcomm.
- Raj Gokal, đồng sáng lập kiêm COO, có hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý sản phẩm và tài chính, từng là giám đốc quản lý sản phẩm tại Omada Health.
- Eric Williams, đồng sáng lập, là tiến sĩ và từng là giám đốc khoa học dữ liệu tại Omada Health.
Thông tin kỹ thuật
Dự án sử dụng thuật toán Proof of History (PoH). PoH không phải là một cơ chế đồng thuận, nhưng là một phần trong cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) của Solana. PoH liên quan đến việc đánh dấu thời gian của các giao dịch sau khi chúng được thêm vào chuỗi khối. Một khối mới trên Solana được tạo ra sau mỗi 400 ms (so với khoảng 15s của Etherum và 10 phút của Bitcoin).
Tuy nhiên, thay vì xử lý các hàm hash để tạo ra một khối mới, Solana sử dụng output của SHA256 để làm tham chiếu về dấu thời gian (timestamp). Điều này tạo ra một loạt các clock tick, trong đó mỗi clock tick là 400 ms (thay vì 1 giây với đồng hồ thông thường).
Một số tính năng nổi bật:
- Tower BFT: một phiên bản của PoH – PBFT
- Turbine: Giao thức truyền khối của Solana
- Gulf Stream: Giải pháp quản lý mempool
- Sealevel: Quy trình xử lý giao dịch song song
- Pipeline: Đơn vị xử lý giao dịch để tối ưu hóa xác thực
- Cloudbreak: Cơ sở dữ liệu mở rộng theo chiều ngang
- Archivers: Sổ cái để lưu dữ liệu blockchain
SOL Tokenomics
- Community: 38.89%
- Seed Sale: 16.23%
- Founding Sale: 12.92%
- Team: 12.79%
- Foundation: 10.46%
- Validator Sale: 5.18%
- Strategic Sale: 1.88%
- CoinList Auction Sale: 1.64%
Biểu đồ phân bổ của token SOL
Hệ sinh thái của Solana
Nhận xét
Solana chỉ đang ở giai đoạn đầu của dự án nhưng lại có tiềm năng rất lớn trong việc giải quyết các vấn đề đang gặp phải với các blockchain hiện tại như tốc độ và khả năng mở rộng. Với một đội ngũ phát triển mạnh, chúng ta có thể mong đợi một sự phát triển bùng nổ của dự án trong thời gian tới.