Hoạt động huy động vốn – fundraising trong crypto có thể bao gồm các hình thức huy động từ quỹ đầu tư thiên thần hoặc mạo hiểm, ICOs – IEOs – IDOs và STOs. Trong thế giới tiền điện tử, việc huy động vốn có nhiều cách thức thực hiện nhưng điểm chung là cần đúng thời điểm. Nếu sớm qua hoặc trễ quá thì sẽ không đủ hấp dẫn để các quỹ đầu tư và cộng đồng bỏ tiền vào dự án. Ngoài cung cấp thông tin về Fundrasing là gì, bài viết cũng đề cập đến tình hình huy động vốn nửa đầu năm 2022 và dự kiến thời gian còn lại trong năm.
Mục lục bài viết
Fundraising là gì? Đầu tư mạo hiểm khác đầu tư thiên thần ra sao
Một công ty tư nhân muốn huy động vốn thường sẽ tìm đến các quỹ đầu tư mạo hiểm thông qua SEC. Các quỹ này bao gồm một nhóm các nhà đầu tư rót tiền và đặt cược vào sự phát triển của startup.
Fund manager – các quản lý và phân tích quỹ sẽ xem xét hoạt động kinh doanh kỹ càng để tìm ra các dự án có tiềm năng tăng trưởng. Khi rót vốn vào, điều mà các quỹ đầu tư mạo hiểm mong muốn chính là vốn chủ sở hữu, bằng cách này họ sẽ hoàn tất thương vụ với lợi nhuận lớn.
Chủ startup phải nắm rất rõ cách thức các quỹ đầu tư mạo hiểm vận hành trong ngắn hạn, đó là có được lợi nhuận nhanh chóng và thu hồi vốn bằng cách bán đi phần sở hữu.
Do đó, hoạt động đầu tư mạo hiểm luôn tồn tại song song cả ưu điểm và hạn chế. Một mặt, việc huy động vốn này giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp nhanh chóng nhưng mặt khác, nó cũng là việc hy sinh sự kiểm soát và quản lý của founder.
Các nhà đầu tư thiên thần – Angle investor – thì ngược lại. Họ thường là những người có tiềm lực tài chính để đầu tư vào doanh nghiệp trong giai đoạn đầu khởi sự.
Các khoản đầu tư tập trung vào chính những người sáng lập và tầm nhìn của doanh nghiệp. Thay vì rút vốn nhanh chóng, mục tiêu của những nhà đầu tư thiên thần tìm kiếm lợi nhuận lâu dài.
Các cách huy động vốn crypto lần đầu
Lịch sử thực hiện
Vào năm 2017, fundraising bùng nổ trong thị trường tiền điện tử, tạo ra cơn sốt ICO với hàng dự án được kêu gọi vốn. Đa phần các phi vụ này đều thất bại thảm hại sau đó.
Tuy nhiên, vẫn có số ít các dự án vươn lên, đạt giá trị hàng triệu đô la. Cơn sốt ICO gợi nhớ đến bong bóng dot.com vào những năm 1990, khiến cho hàng triệu công ty online thất bại. Tuy nhiên, lịch sử không lặp lại, mà thay vào đó, ICO đã mở ra những phương thức huy động vốn khác tiềm năng hơn, phù hợp cho thị trường tiền điện tử.
ICO – phát hành đồng coin lần đầu
IPO (Initial Public Offering – huy động vốn lần đầu) trong crypto được biết đến là ICO. Đây là cách gọi vốn từ một công ty tư nhân, sau đó dùng tiền để phát triển ứng dụng, đồng coin và những dịch vụ khác.
Hồ sơ quan trọng nhất trong việc huy động vốn chính là whitepaper – nội dung tiếp thị để người dùng chịu bỏ tiền vào dự án. Mục đích của whitepaper chính là trình bày một cách thuyết phục nhất những bằng chứng về kỹ thuật và tài chính và giải pháp để giải quyết một vấn đề nào đó cụ thể.
Whitepaper nêu rõ số vốn cần huy động là bao nhiêu, và lộ trình phát triển của dự án tokenomics của dự án bao gồm số lượng token phát hành, token niêm yết công khai và token giữ lại.
Các bước tiến hành gọi vốn ICO
ICO là hình thức gọi vốn đầu tiên xuất hiện trong thị trường cryptp vào giai đoạn 2017 -2018. Cụ thể, ICO cần thực hiện các bước tiến hành như sau:
- Xác định tại sao công ty lại cần ICO để phát triển, vì không phải dự nào cũng cần huy động thông qua ICO. Ngay cả khi dễ thực hiện hơn các cách gọi vốn truyền thống IPO thì ICO cũng không phải liều thuốc tiên để doanh nghiệp tránh sự ràng buộc về các quy định kiểm soát. Câu hỏi mà mọi doanh nghiệp phải trả lời được khi ICO là: Liệu token của họ có thực sự có giá trị hay không?
- Thành lập team dự án bao gồm nhân sự chủ chốt và chuyên gia huy động vốn thành công.
- Nắm chắc các quy định về ICO cho từng quốc gia. Điều này đảm bảo dự án không vướng phải các rắc rối về pháp lý sau khi ICO thành công.
- Chuẩn bị roadmap cho dự án, cung cấp thông tin về lộ trình phát triển của dự án.
- Chuẩn bị và phát hành white paper. Phải đảm bảo nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu tiếp thị từ các đối thủ cạnh tranh để bật được điểm khác biệt và ưu thế cạnh tranh của dự án.
- Tạo website dự án, nơi công bố những thông tin về tiến trình thực hiện. Ngoài ra, giai đoạn này cũng cần xây dựng cộng đồng và những KOLs hỗ trợ truyền thông. Sau đó dự án sẽ niêm yết ICO.
- Lựa chọn mô hình token.
- Phát hành hợp đồng thông minh và bắt đồng phát hành token. Đa phần các dự án sẽ hoạt động trên nền tảng Ethereum. Ngoài ra, dự án còn cần các lập trình viên thường xuyên audit các hợp đồng thông minh để đảm bảo không có vấn đề nào trong lúc ICO.
- ICO. Bước cuối cùng trong quy trình huy động vốn, xem xét tiến độ có đúng với mục tiêu hay không, tiếp tục duy trì mối quan hệ với cộng đồng và phát triển dự án. Khi ICO, nhà đầu tư có thể mua token bằng đồng tiền pháp điệnh hoặc đồng tiền kỹ thuật số nào được phép.
Sự khác nhau giữa IPO và ICO
Như bảng trên, việc dự án thực hiện ICO sẽ giảm các rào cản về quy định hơn so với IPO. Hầu như dự án tiền điện tử nào có một chút năng lực và sự hiểu biết về crypto đều có thể ICO.
Cơn sốt ICO 2017 bị hạ nhiệt khi thị trường chứng kiến rất nhiều dự án hoạt động yếu kém ngay sau ICO. Tình trạng rug pull xảy ra khi dự án cố tình thổi phồng những thông tin tốt đẹp để đẩy giá token, sau đó bán tháo để thu lợi nhuận chênh lệch.
>>> Xem thêm: Coinbase bỏ các liên kết tiền điện tử do các mối đe dọa ‘Rug Pull’ <<<
IEO
IEO cũng giống như ICO, ngoại trừ quy trình phát hành được diễn ra trên sàn giao dịch. Mức độ uy tín của sàn giao dịch là điểm lợi thế rất lớn để các dự án nhận được tiền đầu tư.
Đổi lại, bạn phải chịu chi phí quản lý, thẩm định trên sàn giao dịch, bao gồm phí listing cho các token, chia sẻ một phần lợi nhận bán token. Đồng nghĩa, các sàn giao dịch đang hưởng lợi từ các dự án.
STO – Security token offering
STO là hình thức phát hành token, huy động vốn trong phạm vi bảo mật nhất định. Hình thức này yêu cầu những quy định liên quan đến KYC (hệ thống nhận diện danh tính người dùng) và AML (phòng chống rửa tiền). KYC và AML đảm bảo các dự án có mức rủi ro thấp nhất và tuân theo quy định của các tổ chức tài chính.
Mặc dù STO đảm bảo các vấn đề về pháp lý nhưng cũng chính nhiều quy định ràng buộc này mà không phải dự án nào cũng thỏa mãn các điều kiện để huy động vốn.
IDO – Initial DEX offering
IDO là thuật ngữ chỉ việc phát hành token dựa trên các sàn giao dịch phi tập trung – DEX – hoạt động nhưng thị trường tự do, dựa vào smart contract để vận hành các quỹ hoạt động, giảm thiểu sự can thiệp của bên trung gian, kể cả KYC và AML. Dĩ nhiên, thay vì sử dụng KYC để nhận diện, người dùng được yêu cầu địa chỉ ví điện tử để giao dịch các đồng coin.
>> Xem thêm: Pantera tham gia vòng gọi vốn trị giá 3.7 triệu đô la của Hedge Protocol <<<.
Tình hình kêu gọn vốn đầu năm 2022
6 tháng đầu năm 2022, đã có 1.199 vòng gọi vốn với tổng 30.3 tỷ USD giá trị đầu tư. Tháng 4/2022 ghi nhận giá trị đạt mức cao nhất với 6.8 tỷ USD, tiếp sau tháng 1 với 5.3 tỷ USD. Thị trường cũng cho thấy số vòng đầu tư thì tăng lên nhưng giá trị ở từng vòng lại giảm xuống.
Các dự án CeFi
CeFi vẫn là nơi nhận được nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư mạo hiểm khi có đến 222 vòng gọi vốn, đạt tổng mức đầu tư 10.2 tỷ USD. Trong đó, có các quỹ lớn là Citadel Securities, Robinhood, Circle hoặc Fireblock.
Các thương vụ gọi vốn đều từ vòng Series A hoặc sau đợt chàn bán IPO.
Các dự án DeFi
DeFi không nhận nhiều sự quan tâm, tổng mức đầu tư là 1.8 tỷ với 195 thương vụ, hầu hết ở quy mô nhỏ. Chỉ có 4 dự án trị giá hơn 100 USD là Unizen, Capricorn, Rain và Lithosphere Network.
Tuy nhiên các báo cáo thống kê lại cho thấy mặc dùng số lượng các vòng gọi vốn giảm nhưng giá trị đầu tư lại tăng.
Dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng – Infrastructure
Đây là hạng mục nhận nhiều vốn đầu tư với 9.7 tỷ USD và với 252 thương vụ, trong đó có các dự án lớn như Near Protocol, Optimism, Phantom,…
Dự án GameFi, NFT và Metaverse
Thị trường gọi vốn ghi nhận sự sụt giảm của nhóm hạng mục này so với năm 2021. Có tổng số 530 thương vụ với tổng giá trị là 8.6 tỷ USD. Mặc dù sự quan tâm của nhà đầu tư đối với hạng mục này lớn hơn Defi nhưng vẫn thấp hơn hạng mục infrastructure và layer khá nhiều.Các thương vụ lớn bao gồm: OpenSea, Pixel Vault, Rario, Sky Marvis,…
>>> Xem thêm: Microsoft dẫn đầu vòng gọi vốn của Palm NFT Studio trị giá 27 triệu đô la <<<
Lời kết
Thị trường cho thấy, ngày càng nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm đổ tiền vào thị trường crypto. Lĩnh vực blockchain, cơ sở hạ tầng và Cefi vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm. Các hạng mục khác vẫn có thể còn sức hút đối với các nhà đầu tư ở giai đoạn đầu vận hành dự án (Pre-seed).
Nắm được tình hình fundraising là gì trong sáu tháng đầu năm giúp nhà đầu tư đo lường diễn biến thị trường và các tháng còn lại năm 2022.