Governance token giúp cho những người nắm giữ token có thêm quyền ra quyết định và tạo ảnh hưởng trong các dự án DAO. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chức năng và vai trò của governance token là gì trong bài viết bên dưới.
Mục lục bài viết
Governance Token là gì?
Governance token là token quản trị, được sử dụng trong các dự án DAOs (decentralized autonomous organization). Khác với những tổ chức truyền thống luôn phân quyền từ trên xuống thì trong DAO, quyền tự trị được thực hiện phi tập trung và dựa vào on-chain voting – bầu chọn để thực thi protocol trong dự án.
Do đó, DAOs sử dụng governance token để tăng thêm sự ảnh hưởng cho những người nắm giữ token, để họ có nhiều khả năng ra quyết định hơn. Founder hoặc quản lý dự án sẽ thiết lập các tiêu chuẩn bầu cử công khai để quy trình voting được vận hành.
Như vậy, governance token là voting chip trong toàn bộ quy trình này. Vận hành trong ERC-20, mỗi holder sẽ nắm giữ một quota nhất định các phiếu để bầu chọn việc thực thi các thay đổi quản trị liên quan của dự án.
Phân loại quản trị trong blockchain
Cách quản trị trong các dự án blockchain được chia làm hai phần như sau:
Off-Chain Governance
Bitcoin and Ethereum sử dụng quy trình quản trị nội bộ. Các đề xuất được thực hiện bởi dev và trao đổi lấy ý kiến trong cộng đồng. Khi đạt đến sự đồng thuận, các miner sẽ dựa vào máy tính để cập nhật trên các node sự thay đổi theo giao thức mới.
Quá trình này tốn khá nhiều thời gian và chi phí, có thể dẫn đến hard fork nếu các quyết định mới trong hệ thống chỉ đồng thuận một phần.
On-Chain Governance
Toàn bộ quy trình bầu chọn on-chain được thực hiện trên blockchain và dựa vào các governance token. Có ba loại token chính:
- Company Model. Mỗi token đại diện cho một phiếu bầu chọn. Các token có thể được chuyển nhượng vào giao dịch công khai trên sàn.
- Membership Model. Mỗi thành viên trong tổ chức được nhận membership token, Các token này không thể được chuyển nhượng và trong vài tình huống thì có thể thu hồi được.
- Reputation model. Hình thức này được xem là pha trộn giữa hai hình thức trên. Mỗi một token có một phiếu bầu, nhưng toàn bộ token không thể giao dịch chuyển nhượng cho người khác.
Governance Token được sử dụng như thế nào?
Những người nắm giữ token có quyền ra quyết định, ảnh hưởng và đề xuất thay đổi liên quan đến phí giao dịch, hoặc trải nghiệm người dùng – UI (user interface).
Chức năng bầu cử tùy thuộc vào từng dự án, đặc biệt giai đoạn khởi tạo blockchain sẽ thông tin cụ thể về chức năng quản trị nhưng thông thường những ai nắm giữ càng nhiều token thì càng có lợi thế.
Governance token không chỉ được sử dụng để bầu cử mà còn được ứng dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau của dự án, ví dụ như:
- Staking: đặt cược và khóa token
- Lending and borrowing: vay và cho vay
- Yield farming: khai thác lợi suất
- Cash flow from fees: quản lý dòng tiền từ phí giao dịch
Tuy nhiên, vấn đề thực sự của các dự án crypto chính là ai nắm giữ nhiều token thì có quyền lợi nhiều hơn.
Chính vì việc quá dễ để có quyền biểu quyết và quản trị, nên nhiều dự án không phát triển nhanh và phát huy ý nghĩa cho cộng đồng. Nhiều holder không thực sự quan tâm đến giá trị của dự án mà chỉ chú ý đến khía cạnh lợi nhuận khiến dự án có thể đi chệch lại định hướng ban đầu.
Tương lai sẽ có Governance 2.0, nơi quyền biểu quyết, phát triển và ghi nhận sự đóng góp sẽ dành cho các cá nhân thực sự muốn phát triển dự án. Họ sẽ đóng góp công sức trên mạng xã hội, tham gia đóng góp kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn để dự án ngày càng hoàn thiện.
Các dự án governance token điển hình
Có hàng trăm dự án có governance token. Dưới đây là ba dự án phổ biến nhất và có độ uy tín cao.
Maker (MKR)
Maker – MKR hỗ trợ người dùng vay các tài sản crypto, trong đó có đồng DAI(stable coin phi tập trung đầu tiên hỗ trợ tài sản thế chấp).
Holder có thể tích lũy lãi suất trên khoản vay và bỏ phiếu đề xuất các loại tài sản thế chấp được chấp nhận cho khoản vay đó.
Với hướng đi này, MKR đã tăng trưởng đến 350% trong suốt năm 2021 và quý 1 năm 2022.
>>> Xem thêm: Những token Defi nổi bật đầu năm 2022 <<<
Compound (COMP)
COMP là giao thức DeFi cho phép hoạt động vay và cho vay nhiều tài sản tiền điện tử khác nhau. Đây chính là một governance token được nhiều holder mining để có quyền bầu chọn về phí áp dụng cho khoản vay và các hình thức vay khác nhau dựa trên tài sản thế chấp.
Tectonic (TONIC)
Tectonic là nền tảng cho phép người dùng tham gia vào như một người cung ứng thanh khoản cho vay.
Roadmap TONIC đã chuyển đổi từ các quyết định tập trung việc trao quyền cho cộng đồng. Holder có thể biểu quyết các vấn đề liên quan đến lãi suất, tỷ lệ thế chấp và phân bổ token.
Những lưu ý khi sở Governance Token là gì
Điều đầu tiên cần kiểm tra trước khi sở hữu các Governance token là nghiên cứu tổng lượng cung và kế hoạch phân bổ của dự án.
Một vài dự án, một phần tổng lượng cung bị khóa lại cho kế hoạch vesting của các chủ sở hữu chứ không hoàn toàn tiếp cận được.
Những hạn chế của Governance Token được nhận diện rõ trong các dự án sau đây:
Solend
Nếu thường xuyên theo dõi tin tức crypto, chắc hẳn bạn đã biết trường hợp Solend khi chiếm quyền sử dụng ví bừa bãi.
Ví Solend bị thanh lý đã ảnh hưởng đến nhiều người dùng trên Solana, dẫn đến một quyết định táo bạo trong SLND1: Quản lý tài sản trong ví tạm thời cho đến khi an toàn hơn.
Quyết định này được đến 97% đồng ý thông qua bỏ phiếu. Nhưng cũng chính cộng đồng này lại lên tiếng chỉ trích vì vi phạm nguyên tắc tập trung của DeFi. Điều này lại dẫn đến SLND2 với nội dung vô hiệu hóa thỏa thuận trước đó và tìm giải pháp khác khả thi hơn.
SLND2 nhanh chóng được thông qua nhưng đa phần đều từ cộng đồng những người đã chấp nhận SLND1. Đồng nghĩa các đề xuất đôi khi vô nghĩa, bầy đàn và không nhằm mục tiêu phát triển dự án.
LUNC cũng gặp trường hợp tương tự khi số lượng người mua LUNC tăng đột biến chỉ nhằm tác động vào các đề xuất. Hay Boba network – một nền tảng layer 2 của Ethereum cũng gặp phải nhiều đề xuất vô nghĩa.
Do đó, chính việc tạo điều kiện để bỏ phiếu quá dễ dàng là rào cản khiến các dự án DAO khó phát triển khi cứ xoay quanh những đề xuất không tập trung. Đó là bất cập của khâu kiểm duyệt đề xuất.
Fei Protocol
Thêm một dự án khác gặp rắc rối với các governance token là Fei Protocol. Cuối năm 2021, Fei hợp nhất với Rari Capital, nhưng trước đó chính Rari Capital bị hacker tấn công vào 4/2021. Quỹ này phải lấy tiền trả nợ cho holder. Đề xuất trả nợ được thực hiện như sau:
- TIP-112 được thông qua nhưng tiến hành rất chậm
- Đề xuất hủy TIP-112
- Dùng PCV trả nợ
Bản thân Fei không đồng thuận với các đề xuất trả nợ này. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn: liệu một đề xuất sẽ xuất phát từ chính cộng đồng hay cần đúng vào ý định của ban quản trị dự án thì mới được vận hành.
Mâu thuẫn này khiến cho nhiều dự án bị dậm chân tại chỗ.
Lời kết
Governance token mang đến khả năng tiếp cận và tác động vào các dự án DAOs và các nền tảng phi tập trung khác. Governance token là miếng ghép cho việc vận hành dự án gắn với cộng đồng nhưng cần nhiều cải tiến để khắc phục những hạn chế hiện tại.