Liệu EVM blockchain có còn giữ vị thế độc tôn trong việc lựa chọn các nền tảng phát triển dự án hay không? Bài viết phân tích ưu nhược điểm của EVM Blockchain và giải pháp thay thế những hạn chế hiện nay.
Mục lục bài viết
Phân tích dự án EVM Blockchain
Trên thị trường hiện tại có hai dạng EVM Blockchain: dạng chạy độc lập hoặc dựa vào các giải pháp layer 2 trên mạng lưới của Ethereum.
Các giải pháp layer 2 trên Ethereum
Các dự án khởi chạy thành công:
Starkware
Dự án gây được sự chú ý là Derivatives dYdX, dựa trên protocol layer 2 của Starkware. Mặc dù trước đó, dự án đã được xây dựng trên Ethereum nhưng không thành công về mặt nhận diện.
Arbitrum
Có nhiều dự án dựa trên protocol của Arbitrum để mở rộng như Sushi, AnySwap hay Synapse. Ngoài ra còn có Curve Finance hay Abracadabra trong trào lưu Defi 2.0.
>> Xem thêm: EVM là gì? Xương sống trong thế giới Blockchain <<
Các EVM blockchain chạy độc lập
Những EVM blockchain layer 1 tự chạy độc lập cũng có nhiều dự án thành công.
1. Binance Smart Chain (BSC)
Binance Smart Chain hiện có giá trị TVl là gần 20 tỷ đô la, được xem là một trong những dự án EVM blockchain thành công hiện nay.
Ecosystem của dự án có đến hơn 900 dứng dụng DeFi, 50 dự án sàn Dex, nổi bật nhất là PancakeSwap.
Đa phần các sàn Dex trong hệ sinh thái của BSC tương tự nhau hoặc là các bản hard fork từ EVM của Ethereum. Ưu điểm là các dự án phát triển nhanh chóng dựa trên phần cứng có sẵn nhưng nhược điểm là số lượng dự án mới sản sinh quá nhiều, khiến cho hệ sinh thái không được tập trung.
2. Polygon
Hiện tại, Polygon là dự án EVM Blockchain độc lập có khả năng thanh toán giao dịch bằng chính token của hệ thống (MATIC). Đây là dự án phát triển mạnh mẽ, điển hình là Open Sea – một NFT Marketplace.
3. Near Protocol
Nền tảng này đánh dấu dự án Aurora EVM giúp cho hệ sinh thái tương thích mạnh mẽ với EVM, thu hút nhiều DApps như Sushi, Aave, Dodo,… để phát triển sản phẩm.
NEAR là một blockchain đang phát triển, sử dụng công nghệ sharding để đạt được thông lượng 100.000 tps. NEAR chủ yếu được biết đến với hai thứ: NFT và chuỗi EVM, Aurora.
Các dApp Ethereum DeFi chính như SushiSwap hoặc Aave vẫn chưa mở rộng sang Aurora. Hiện tại, top 10 chủ yếu bao gồm các dApp gốc Aurora như Trisolaris, Aurigami, Bastion,…
Ưu điểm của EVM
Như vậy, với nền tảng EVM, chúng ta có thể thấy rất nhiều ưu điểm, giúp các dự án phát triển mạnh mẽ
Tích hợp các DApps và các dev để tương đồng với nền tảng EVM của Ethereum – hệ sinh thái lớn nhất với vô vàn dự án Defi và NFT. Do đó, các dự án EVM blockchain sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như tận dụng thanh khoản có sẵn.
Hạn chế của EVM
Tuy nhiên, EVM cũng bộc lộ nhiều hạn chế khiến nhiều dự án gặp nhiều khó khăn
Dễ bị hack. Không thể phủ nhận EVM là nền tảng để các dự án phát triển trên nhiều mạng lưới blockchain khác nhau. Đồng nghĩa, việc xảy ra cross-chain attack là có thể.
Ngoài ra, càng nhiều mạng lưới blockchain thì các dự án càng bị phân tán tính thanh khoản. Các bridge có hỗ trợ phần nào nhưng cũng hạn chế về thời gian, các cả rủi ro về tính bảo mật hệ thống.
Tốn chi phí và thời gian cho audit các smart contract trên nhiều nền tảng blockchain khác nhau là một khoản phí khổng lồ, không phải dự án nào cũng đảm đương lâu dài.
Ngoài ra, về mặt hệ thống các dự án EVM blockchain còn đối diện với nhiều thử thách như sau:
Cần đội ngũ lập trình để đọc các bytecode
Xử lý giao dịch chậm và tiêu hao nhiều phí gas.
Bản thân các thay đổi trên contract gốc của Ethereum là không thể. Do đó, các dev phải bắt đầu từ đầu, tạo ra smart contract mới.
Giải pháp thay thế cho EVM Blockchain
Nhiều dự án đã dựa trên nhiều giải pháp ngôn ngữ lập trình để thay thế EVM, trong đó có:
Move VM
Move VM được phát triển trong Diem Project, đội ngũ hỗ trợ là Meta (tiền thân là Facebook), với tính năng nổi bật sau:
- Tăng tính bảo mật và an toàn cho dự án bằng cách thiết lập ownership right (quyền sở hữu riêng).
- Hạn chế lỗi
- Xác thực bytecode
Dự án Aptos sử dụng ngôn ngữ lập trình Move VM đã huy động được 200 triệu đô la từ quỹ đầu tư mạo hiểm Three Arrows Capital và BlockTower.
WASM (WebAssembly)
WebAssembly được sử dụng trong Polkadot hoặc Kusama, được tạo ra bởi W3C. WASM nổi bật bởi sự nhanh chóng, linh hoạt, giảm tiêu hao phí gas và dễ sửa các bug. Đặc biệt, WASM là mã code có thể đọc được, hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ như C, C++, C#, Haxe, Typescript, và Rust.
eWASM
Chính là ngôn ngữ sử dụng trong Ethereum 2.0, nhằm mục tiêu đạt khối lượng giao dịch 100.000 mỗi giây. eWASM sẽ loại bỏ EVM để chuyển sang Ethereum WebAssembly.
Với eWASM, lập trình viên có thể viết smart contract bằng nhiều ngôn ngữ hơn là Solidity. Toàn bộ hệ thống sẽ chạy mượt mà và không tốn nhiều phí gas.
BPF
Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong Solana. BPF viết tắt là Berkeley Packet Filter.
Phân tích dự án Non-EVM Blockchain
Chính vì những hạn chế của EVM blockchain mà các non-EVM Blockchain đang dần là giải pháp thay thế cho các dự án.
Non-EVM Blockchain là gì
Đơn giản, Non-EVM blockchain là những dự án dựa vào hệ thống không tương thích với eVM. Các dự án điển hình như Cardano, Solana, Avalanche,… Các dự án này không sử dụng ngôn ngữ Solidity mà dựa trên các ngôn ngữ lập trình khác.
>>> Xem thêm: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN AVALANCHE (AVAX) <<<
Các dự án Non-EVM blockchain sẽ phải đầu tư chi phí cực lớn cho đội ngũ dev riêng để phát triển bền vững của hệ sinh thái. Điều này vừa là điểm mạnh vì mỗi dự án là một điểm riêng biệt, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn. Nhưng cũng chính điều này là rào cản lớn cho những dự án không có đội ngũ lập trình và tiềm lực tài chính lớn.
Do đó, để có thành công trên thị trường, mỗi non-EVM blockchain sẽ có chiến lược riêng để xây dựng giải pháp.
Các dự án Non-EVM
Solana (Neon EVM)
Đây là là hệ sinh thái non-EVM blockchain lớn thứ hai sau Tro với 4 tỷ đô la TVL, xử lý khoảng 2.400 giao dịch mỗi phút, tương đương gần 3,5 triệu mỗi ngày.
Hiện tại, Solana không hỗ trợ các shard hoặc blockchain độc lập. DApp sẽ có DEX của riêng, gọi là Neonswap – fork Uniswap đầu tiên trên Solana.
>>> Xem thêm: Solana là gì? <<<
Polkadot (Moonbeam)
Moonbeam và Moonriver cung cấp môi trường hoàn toàn tương thích với Ethereum và hỗ trợ các công cụ như Metamask, Truffle, Waffle, Remix, v.v. Ngoài ra, Moonbeam còn dễ dàng tích hợp với các parachains và công cụ khác của Dotsama, chẳng hạn như DeFi Acala hub.
SushiSwap là một DApps DeFi trên Ethereum đã tích hợp Moonriver.
Cơ hội của những dự án non-EVM blockchain
Các dự án hiện tại sẽ đi theo chiến lược phát triển là tập trung phát triển trên một nền tảng blockchain, thu hút users, huy động vốn và sau đó đầu tư trên nhiều blockchain khác nhau. Các dự án điển hình là Sushi, Curve, hay Aave. Sushi là dự án triển khai trên 13 mạng lưới blockchain khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào mỗi mạng lưới mà user được cho phép tính năng nhất định.
Cosmos, Polkadot hay Kusama cũng sử dụng công nghệ khác với Ethereum. Các dự án này đi theo hướng sau:
- Tích hợp hệ sinh thái blockchain mới – có khả năng mở rộng và tốn ít chi phí hơn Ethereum.
- Hệ sinh thái này hỗ trợ các hệ thống blockchain độc lập, parachain, subchains.
- Các DApps trên Ethereum mở rộng hệ sinh thái sẽ chuyển sang EVM subchain, trở thành EVM/Ethereum hub.
- Mỗi hub sẽ hỗ trợ VMs như EVM và WASM.