Một trong những dự án tiền mã hóa lâu đời nhất là dự án Ripple. Dự án này mang một nét rất riêng, khác biệt so với phần còn lại của thị trường tiền điện tử. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về đồng tiền điện tử XRP. Bạn vẫn đang phân vân Ripple (XRP) là gì? Có nên đầu tư XRP không? thì bài viết này của 24hTienao là dành cho bạn.
Mục lục bài viết
Ripple (XRP) là gì?
Ripple (XRP) là một hệ thống giao dịch tiền tệ, chuyển khoản, thanh toán tổng hợp theo thời gian thực (RTGS – Real time gross settlement system). Nó được phát hành vào năm 2012, bởi Ripple Labs Inc.
Đây là giải pháp blockchain doanh nghiệp, tập trung cho ngân hàng, nhà cung cấp thanh toán và trao đổi tiền tệ. Giúp người dùng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng, thẻ tín dụng, paypal hay các dịch vụ tài chính khác một cách dễ dàng. Chi phí thấp, bảo mật cao và tốc độ xử lý nhanh chóng.
>>>Đọc thêm: Tổng quan về dự án Avalanche (AVAX)
Lược sử hình thành Ripple
Ripple có lịch sử hình thành về mặt ý tưởng còn lâu đời hơn cả Bitcoin. Năm 2004, Ryan Fugger đã phát triển nguyên mẫu đầu tiên của Ripple như một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung (RipplePay). Một năm sau, RipplePay đi vào hoạt động với mục tiêu cung cấp các giải pháp thanh toán an toàn trong mạng lưới toàn cầu.
Nhưng lịch sử của giao thức chỉ thực sự bắt đầu vào năm 2012 khi Jed McCaleb và Chris Larson tiếp quản dự án này. Công ty công nghệ OpenCoin được thành lập có trụ sở tại Hoa Kỳ đã chính thức phát hành mạng lưới Ripper – mạng lưới thanh toán kỹ thuật số cho các giao dịch tài chính.
Kể từ đó, Ripple bắt đầu được xây dựng như một giao thức tập trung vào các giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Đến năm 2013, OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs. Và đến năm 2015, công ty chính thức lấy tên Ripple.
XRP là gì?
XRP là đồng tiền mã hóa được sử dụng để đại diện cho việc chuyển giá trị trên mạng lưới Ripple. Nó được dùng như một cơ chế trao đổi trung gian cho các giao dịch bao gồm cả tiền tệ pháp định và tiền điện tử.
Về bản chất, XRP là một loại tiền điện tử cho phép kết nối các ngân hàng, các tổ chức tài chính trên toàn thế giới để tạo điều kiện cho các hệ thống giao dịch và thanh toán xuyên biên giới.
Cũng chính vì hướng đến hỗ trợ cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính tập trung. Nên Ripple đã phải đối mặt với nhiều phản ứng trái chiều trong thế giới tiền điện tử. Vì mục đích của các loại tiền điện tử khác như Bitcoin nhằm xây dựng một mạng lưới tài chính phi tập trung. Bỏ qua trung gian là các ngân hàng, các công ty tài chính.
XRP luôn nằm trong top những đồng tiền điện tử có giá trị vốn hóa dẫn đầu thị trường. Và hiện tại đang đứng thứ 7 trong thế giới tiền điện tử với vốn hóa thị trường đạt tới trên 50 tỷ đô.
Công nghệ của Ripple
XRP Ledger
Lấy cảm hứng từ Bitcoin, Ripple triển khai công nghệ XRP Ledger (XRPL) và XRP token.
- XRPL là một sổ cái phân tán mã nguồn mở, có chức năng cung cấp dịch vụ trao đổi nhiều cặp tiền tệ và lưu trữ thông tin kế toán của các giao dịch trên theo thời gian thực. Các giao dịch này sẽ được bảo mật và xác minh bởi người tham gia mạng lưới qua cơ chế đồng thuận của XRP Ledger.
- Cơ chế đồng thuận của XRP Ledger có tên là Ripple Protocol Consensus Algorithm (RPCA).
Bất kỳ ai tham gia mạng lưới sẽ có vai trò vận hành một node xác thực Ripple. Các node uy tín, đáng tin cậy trong Ripple được đề cử để tạo thành danh sách Unique Node (UNL). Ripple khuyến khích khách hàng nên sử dụng các node trong danh sách này để xác thực giao dịch của mình.
Một giao dịch được đánh giá là hợp lệ khi được xác thực bởi số đông trong danh sách UNL. Các node UNL trao đổi dữ liệu giao dịch với nhau cho đến khi tất cả chúng đồng thuận về trạng thái hiện tại của sổ cái.
Ripple Net
Ripple Net là hệ thống giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và công ty tài chính, được xây dựng trên nền tảng XRPL.
Với bộ 3 sản phẩm: xRapid, xCurrent và xVia.
- xRapid: giải pháp thanh khoản theo yêu cầu. Sử dụng XRP làm đơn vị tiền tệ cầu nối cho các cặp tiền tệ fiat khác nhau. Thông qua XRP Ledger, các giao dịch được xác nhận nhanh hơn với chi phí thấp hơn.
- xCurrent: được xây dựng xung quanh Interledger Protocol (ILP). Được thiết kế bởi Ripple như một giao thức để kết nối các sổ cái hoặc các mạng thanh toán khác nhau.Cho phép theo dõi và xử lí ngay lập tức các khoản thanh toán xuyên biên giới giữa các thành viên RippleNet.
- xVia: giao diện chuẩn hóa dựa trên API cho phép các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác tương tác trong một khung duy nhất – mà không cần phải tích hợp nhiều mạng thanh toán.
Ripple khác gì so với Bitcoin?
Bạn có thể thấy so sánh trực quan giữa Ripple và Bitcoin qua bảng sau:
SO SÁNH | Ripple | Bitcoin |
Ký hiệu | XRP | BTC |
Năm ra đời | 2012 | 2009 |
Mục tiêu | Trở thành hệ thống thanh toán toàn cầu. | Trở thành tiền tệ toàn cầu. |
Người phát triển | Ý tưởng của Ryan Fugger (từ năm 2004) được phát triển bởi công ty Ripple | Người/nhóm người có bí danh Satoshi Nakamoto |
Công nghệ | xCurrent, xVia, xRapid và tiền điện tử XRP | Blockchain (Proof of Work) |
Quản lý | Công ty Tư nhân | Phi tập trung |
Tổng cung tối đa | 100 tỷ XRP | 21 triệu BTC |
Nguồn cung | Công ty Ripple phát hành | Thợ mỏ đào |
Phương pháp khai thác | Không khai thác | ASIC |
Tốc độ giao dịch | ~4s/giao dịch | ~ 10 phút/giao dịch |
Phí giao dịch | ~ $0,0001 | ~$40 |
Số lượng giao dich/giây | 1500 TPS | 3-6 TPS |
Chúng ta đã tìm hiểu các thông tin để trả lời cho câu hỏi ‘Ripple (XRP) là gì?’ Vậy có nên đầu tư XRP không?
Có nên đầu tư XRP không?
Ưu điểm của XRP
- Thời gian giao dịch và chi phí giao dịch qua XRP được cải thiện rõ rệt so với các giao dịch tài chính thông thường, và các giao dịch qua mạng lưới Bitcoin.
- Không lạm phát: Tổng cung của XRP là giới hạn với 100 tỷ coin. Tất cả các đồng XRP đều có sẵn ngay từ đầu. Và sẽ được đưa ra thị trường dưới sự kiểm soát của hợp đồng thông minh.
- Ripple là một tổ chức chính thức được nhiều ngân hàng tin tưởng và được nhiều ông lớn như Google Ventures, IDG Capital Partners, Andreessen Horowitz hay AME Cloud Ventures… đầu tư.
- Ripple hợp tác với hơn 100 ngân hàng bao gồm một số ngân hàng lớn như Bank of America, UBS, Standard Chartered, Barclays, JP Morgan, Santander và American Express…
- XRP coin có khả năng quy đổi thành bất cứ loại tiền tệ hoặc tài sản có giá trị chỉ với một khoản hoa hồng chênh lệch tối thiểu nhất.
Nhược điểm của XRP
- Nhiều người cho rằng sự liên kết giữa Ripple và ngân hàng là đi ngược lại bản chất của tiền điện tử. Khi các đồng tiền điện tử khác đều hướng đến tính chất phi tập trung.
- Số lượng cung giới hạn được thiết lập sẵn. Nhưng XRP không được khai thác như các đồng tiền điện tử khác. Mà chúng được phát hành dưới sự kiểm soát của Ripple. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá của XRP, theo số lượng coin và thời gian phát hành coin của Ripple.
- Thành công của dự án phụ thuộc nhiều vào sự chấp nhận của ngân hàng và các tổ chức tài chính. Một khi sự đón nhận này không còn thì sẽ rất nguy hiểm.
- Là mã nguồn mở nên một khi code bị hacker truy cập thành công khả năng bị hack sẽ khá cao
Những vấn đề ảnh hưởng đến giá XRP
Một sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của XRP là vụ việc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ SEC đã đệ đơn kiện Ripple Labs Inc. và hai trong số các giám đốc điều hành từ tháng 12/2020. Với cáo buộc rằng họ đã huy động được hơn 1,3 tỷ đô la thông qua một đợt chào bán chứng khoán tài sản kỹ thuật số chưa đăng ký vào năm 2013.
Dựa vào các quy tắc tiền điện tử gần đây do SEC đặt ra, các nhà lãnh đạo của Ripple đã bị buộc tội phát hành trái phép chứng khoán dưới hình thức bán mã thông báo XRP. Từ đó đặt ra câu hỏi về việc tuân thủ thuế tiền điện tử.
Giá XRP đã giảm trong bối cảnh đó, từ hơn $0,60 xuống dưới $0,30. Khi các sàn giao dịch tiền điện tử nổi bật bắt đầu hủy niêm yết mã thông báo. Và các giám đốc điều hành Ripple, bao gồm cả người sáng lập Jed McCaleb, đã bán bớt số lượng XRP cá nhân trị giá hàng triệu USD.
Bài viết trên đã trả lời câu hỏi: Ripple (XRP) là gì? Có nên đầu tư XRP không?
Đây không phải là một lời khuyên đầu tư. Mà chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quát nhất để bạn tham khảo. Hãy cẩn trọng khi đầu tư tiền của mình. Và tìm hiểu thị trường crypto, tìm hiểu về đồng tiền điện tử mà mình muốn đầu tư thật kỹ trước khi đầu tư vào nó.