24hTienao
Advertisement
  • TRANG CHỦ
  • TIN TỨC CRYPTO
    • TIN TỨC 24H
    • TIN TỨC TRONG NƯỚC
    • TIN QUỐC TẾ
  • CẬP NHẬT GIÁ
  • KIẾN THỨC CRYPTO
    • TÌM HIỂU VỀ CRYPTO
    • NHÂN VẬT NỔI BẬT
    • BẢO MẬT
    • KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
  • REVIEW ICO – HƯỚNG DẪN NHẬN AIRDROP
  • NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU
    • CÔNG NGHỆ
    • THỊ TRƯỜNG
  • ĐIỂM SÁNG TRONG TUẦN
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • TIN TỨC CRYPTO
    • TIN TỨC 24H
    • TIN TỨC TRONG NƯỚC
    • TIN QUỐC TẾ
  • CẬP NHẬT GIÁ
  • KIẾN THỨC CRYPTO
    • TÌM HIỂU VỀ CRYPTO
    • NHÂN VẬT NỔI BẬT
    • BẢO MẬT
    • KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
  • REVIEW ICO – HƯỚNG DẪN NHẬN AIRDROP
  • NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU
    • CÔNG NGHỆ
    • THỊ TRƯỜNG
  • ĐIỂM SÁNG TRONG TUẦN
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
24hTienao
No Result
View All Result
Home KIẾN THỨC CRYPTO

Stablecoin là gì? Phân loại stable coin chi tiết nhất 2022

Thảo Lê by Thảo Lê
10/10/2022
in KIẾN THỨC CRYPTO
0
Stablecoin là gì

Stablecoin là gì

Share on FacebookShare on Twitter

Trong thế giới crypto đầy biến động, stablecoin được xem là giải pháp tiềm năng để kết nối thị trường tiền điện tử với thị trường tài chính truyền thống. Vậy stablecoin là gì và cơ chế hoạt động để đảm bảo tính ổn định như thế nào. Cùng đọc qua bài viết bên dưới để có câu trả lời. 

Mục lục bài viết

  • StableCoin là gì?
    • Related articles
    • Đánh giá chi tiết về sàn Tokenize 2022
    • Directional Liquidity Pooling là gì? Giá trị của điều hướng bể thanh khoản
  • Vai trò của stable coin
  • Phân loại Stablecoin
    • Stablecoin đảm bảo bằng tiền fiat
    • Stablecoin đảm bảo bằng crypto
    • Stablecoin đảm bảo bằng hàng hóa
    • Các stablecoin thuật toán hoặc hybrid
    • Stablecoin không thế chấp
  • Ưu điểm của stablecoin
  • Nhược điểm của stablecoin

StableCoin là gì?

Stablecoin là loại tiền điện tử phát triển trong công nghệ blockchain, có cơ chế đảm bảo trạng thái giá trị ổn định. Stablecoin được lập trình và tương tác với các ứng dụng dựa trên blockchain và smart cotract (hợp đồng thông minh).  Stablecoin được đảm bảo bằng tài sản cụ thể hoặc sử dụng thuật toán để điều chỉnh nguồn cung dựa trên nhu cầu thực tế. 

Related articles

Tìm hiểu về sàn Tokenize

Đánh giá chi tiết về sàn Tokenize 2022

21/11/2022
directional liquidity pooling là gì

Directional Liquidity Pooling là gì? Giá trị của điều hướng bể thanh khoản

15/11/2022

Stablecoin phát hành lần đầu tiên vào năm 2014. Kể từ đó các stablecoin ngày càng có sức hút, mang đến tốc độ và bảo mật cho hệ thống blockchain, loại bỏ sự biến động mà các đồng tiền điện tử gặp phải. 

Các stablecoin được sử dụng chủ yếu để mua tiền điện tử trên các nền tảng giao dịch không cung cấp cặp giao dịch tiền tệ fiat. Chi tiết hơn, tiền fiat hay còn gọi là tiền pháp định là các loại tiền tệ được chính phủ hậu thuẫn, không bao gồm các hàng hóa như vàng hay bạc,…

Hiện nay, stablecoin được chấp nhận trong các dịch vụ tài chính dựa trên công nghệ blockchain như nền tảng cho vay hoặc dịch vụ thanh toán hàng hóa. 

Stablecoin là gì
Stablecoin là gì

>>> Xem thêm: Hợp nhất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các giao thức DeFi, Stablecoin <<<

Vai trò của stable coin

Erik Voorhees, CEO của Shapeshift đã phát biểu về tính ứng dụng và vai trò của stablecoin như sau:

“Stablecoins are important in the same way that a bridge is important. You may not care much about the bridge, but without it, the beautiful land beyond is much harder to get to”.

Stablecoin giải quyết bài toán quan trọng trong blockchain, đó là sự biến động – volatility. Những đồng coin phổ biến như Bitcoin (BTC), Ether (ETH) luôn chịu ảnh hưởng bởi sự biến động. 

Volatility được đo lường định tính hàng ngày dựa trên tỷ lệ phần trăm tài sản theo chuyển động điểm (pips). Ngay cả các đồng tiền điện tử hàng đầu cũng dao động khoảng 10% trong thời kỳ thị trường hỗn loạn, ảnh hưởng đến việc sử dụng chúng là phương tiện trao đổi và giao dịch. 

Vai trò của Stablecoin là gì
Vai trò của Stablecoin là gì

Lợi ích rõ ràng nhất của công nghệ stablecoin là nó có thể được sử dụng như một phương tiện trao đổi, thu hẹp khoảng cách giữa tiền pháp định và tiền điện tử, theo đó: 

  • Trong các giao dịch, nhà đầu tư có thể chuyển từ tài sản sang stablecoins mà không cần chuyển sang tiền fiat. 
  • Giúp cho việc chấp nhận tiền điện tử trở nên phổ biến hơn, đặc biệt trong thanh toán và giao dịch. Stablecoin cũng làm tăng tính di động của tiền điện tử trong hệ sinh thái.

Những người nắm giữ Stablecoin và tiền tệ fiat biết rằng các khoản nắm giữ này sẽ không thay đổi trong thời gian ngắn và có thể được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ. 

Giá trị của hầu hết các stablecoin được gắn với giá trị của một loại tiền tệ fiat cụ thể như đô la Mỹ hoặc một hàng hóa cụ thể như vàng. Cơ chế giữ giá tài sản được thực hiện thông dụng nhất chính là asset backing – tài sản đảm bảo. Theo đó, tổng lượng token của stablecoin đang lưu hành sẽ liên quan đến lượng tài sản đảm bảo. 

Các stablecoin hiện được sử dụng để cho vay với lãi suất tốt hơn các hoạt động cho vay truyền thống hoặc các khoản vay trong tài chính phi tập trung. Tuy nhận được tỷ suất sinh lời cao hơn nhưng các stablecoin hiện vẫn chưa được sự bảo đảm hoàn toàn từ Nhà nước. 

So sánh Stablecoin và tiền mã hóa truyền thống
So sánh Stablecoin và tiền mã hóa truyền thống – Nguồn: CoinTelegraph

Phân loại Stablecoin

Stablecoin có thể được phân chia thành các loại chính như sau. 

Stablecoin đảm bảo bằng tiền fiat

Stablecoin đảm bảo bằng tiền fiat chủ yếu là đồng đô la Mỹ. Mỗi token được phát hành sẽ có một đồng đô la dự trữ bằng tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền. Ví dụ tiêu biểu cho stablecoin lại này là BUSD (Binance USD), USDC (USD Coin – của Coinbase). 

Ví dụ: 

Giả sử đồng A có giá vượt 1 đô la. Nhà đầu tư sẽ chuyển USD thành đồng A, sau đó bán ra để hưởng chênh lệch, từ đó lượng cung đồng A tăng, giá giảm về mức cân bằng. Ngược lại, nếu giá đồng A dưới 1 đô la, nhà đầu tư sẽ mua đồng A và chuyển sang USD, kéo theo nhu cầu đồng A tăng và nâng giá lên mức cân bằng.  

Các trung tâm dự trữ stable coin kiểm tra thường xuyên quỹ dự trữ và đảm bảo quy tắc hoạt động. Do đó, để mua stablecoin từ đơn vị phát hành, người dùng phải được xác thực thông qua KYC và AML. 

Trong quá trình lưu thông, bất cứ ai cũng có thể gửi và nhận stablecoin. Các trung tâm phát hành có quyền đóng băng tài khoản nếu phát hiện ra các hành vi gian lận, để lấy lại các khoản tiền đánh cắp. 

Fiat-backed stablecoin còn được gọi là Custodial hoặc Centralized Stablecoin. Người dùng sẽ dựa vào các custodian bank (người / ngân hàng giám sát) chứ không phải là các hợp đồng thông minh. 

Phân loại các stablecoin điển hình
Phân loại các stablecoin điển hình

Stablecoin đảm bảo bằng crypto

Tương tự như fiat-backed, các crypto-backed stablecoin sử dụng đơn vị tiền mã hóa để đảm bảo, xem như một dạng tài sản thế chấp. Mức thế chấp thông thường là 1.5 lần để đảm bảo giữ giá tiền điện tử ổn định thị trường biến động. 

Các stablecoin loại này sẽ sử dụng smart contract để quản lý vận hành. Nhà đầu tư có thể kiểm tra smart contract bất cứ lúc nào. Các crypto-backed stablecoin điển hình là USDT (Tether USD) nay WBTC (Wrapped Bitcoin) trên blockchain của Ethereum. 

Các stablecoin loại này có thể dùng để theo dõi giá trị của tiền fiat thông qua cơ chế cân bằng trên hệ thống blockchain. Khi stablecoin cao hơn mức niêm yết, holder sẽ tạo token, tăng lượng cung để giá giảm lại mức cân bằng. Ngược lại, khi stablecoin thấp hơn, holder sẽ chuyển sang crypto thế chấp để giảm nguồn cung, để tăng giá quay trở lại mức cân bằng. 

Crypto-backed stablecoin mang tính phi tập trung hơn fiat-backed stablecoin, vì được tự động tạo bởi cơ ché hợp đồng thông minh, không cần sự can thiệp của một đơn vị quản lý.

Stablecoin đảm bảo bằng hàng hóa

Commodity-backed stablecoin đóng vai trò quan trọng cho các giao dịch hàng hóa được thưc hiện bởi một trung tâm quản lý. Các tài sản hữu hình như kim loại, dầu mỏ, bất động sản thường sử dụng commodity-backed stablecoin để tránh biến động giá cả. Vàng là hàng hóa thông dụng nhất. 

Stablecoin loại này giúp cho việc đầu tư và giao dịch hàng hóa diễn ra thuận lợi trên toàn thế giới. 

Cơ chế giữ giá của stablecoin là gì
Cơ chế giữ giá của stablecoin là gì

Các stablecoin thuật toán hoặc hybrid

Với các stablecoin dựa trên thuật toán sẽ có cách tiếp cận hoàn toàn khác khi sử dụng thuật toán và hợp đồng thông minh để quản lý nguồn cung token phát hành. Cơ chế ổn định của Algorithmic Stablecoin dựa trên elastic supply – cơ chế co giãn cung cầu của thuật toán Rebase. 

Theo đó, stablecoin sẽ ép nguồn cung token giảm xuống nếu giá thấp hơn mức giá của tiền pháp định đảm bảo thông qua các hoạt động staking, burning hoặc mua lại. Nếu giá cao hơn giá đơn vị fiat thì token được phát hành tiếp, giảm lượng cầu, tăng lượng cung để kéo giá về mức cân bằng. 

Tuy là một ý tưởng khả thi nhưng các Algorithmic hoặc hybrid stable coin đôi khi mất khả năng peg trong một vài sự kiện bất ngờ. Thảm kịch Terra vào tháng 5/2022 là một minh chứng cho điều này. 

>>> Xem thêm: Hashed đã xác nhận mất hơn 3 tỷ USD vì Terra Luna <<<

Stablecoin không thế chấp

Non-collateralized hay seigniorage-style stablecoins có điểm tương đồng với Algorithmically-backed Stablecoin nhưng khác biệt ở điểm không có dự trữ trong hợp đồng thông minh. Thay vào đó, các stablecoin này dựa trên quy trình phức tạp, điều tiết lưu thông nguồn cung các đồng coin để đáp ứng lượng cầu. 

Non-collateralized or seigniorage-style stablecoins duy trì peg bằng cách tăng lượng cung.  Gỉa sử đồng stablecoin A có giá 1 đô la. Nếu giá tụt giảm xuống còn 0.7 đô la thì đồng nghĩa cung đang nhiều hơn cầu. Thuật toán sẽ tự động mua đồng A, làm giảm nguồn cung và tăng giá trở lại mức 1 đô la. 

Nếu giá cao hơn 1 đô la thì cầu đang nhiều hơn cung. Thuật toán sẽ phát hành thêm token, đẩy giá về mức cân bằng. 

Ưu điểm của stablecoin

Stablecoin có nhiều ưu điểm hơn tiền fiat và các đồng tiền mã hóa khác, cụ thể:

  • Loại tiền này mang lại sự ổn định, bảo mật và minh bạch cho đồng fiat trong blockchain. 
  • Thêm vào đó, stablecoin có thể được sử dụng như tiền tệ, có giá thấp hơn  tiền fiat truyền thống khi thực hiện giao dịch. 
  • Ngoài ra, trong các ứng dụng thì stablecoin mang lại tỷ suất lợi nhận cao hơn. 
  • Các ứng dụng vận hành trên nền tảng blockchain cho phép những người nắm giữ stablecoin vay tiền dựa vào việc đảm bảo bằng đồng coin. 
  • Việc sở hữu các stablecoin giúp bảo vệ tài sản của họ khỏi biến động thị trường. 
  • Stablecoin có thể thực hiện thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn và chi phí thấp hơn. 
  • Các giao dịch hàng hóa, đặc biệt là vàng được thực hiện dễ dàng hơn trong khi vẫn giữ nguyên giá trị.
ưu điểm của stablecoin là gì
ưu điểm của stablecoin là gì

Nhược điểm của stablecoin

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên thì stablecoin vẫn còn nhiều điểm hạn chế. 

  • Rủi ro đến từ các bên tham gia giao dịch hoặc thỏa thuận trao đổi.  
  • Các stablecoin dựa vào trung tâm kiểm soát thì khó tránh khỏi các sai sót của nhân sự trong việc nhận diện và đánh giá sai phạm. Fiat currency-backed stablecoin thường được nắm giữ dưới dạng thương phiếu, một dạng nợ ngắn hạn không có bảo đảm.
  • Các phí rủi ro phát sinh. Đây là khoản phí bồi thường bổ sung mà nhà đầu tư nhận được cho rủi ro gia tăng khi đầu tư vào stablecoin. Phí rủi ro làm giảm giá trị của stablecoin so với giá peg, dẫn đến việc mua stablecoin đôi khi còn đắt hơn mua tiền fiat. 
  • Algorithmic stablecoin còn có thể dẫn đến nguy cơ Ponzi. Đây là hành động gian lận khi lợi nhuận đến từ các nhà đầu tư mới, khi đó nếu không có thêm nhà đầu tư mới thì mọi hoạt động sẽ bị sụp đổ. 
  • Cuối cùng, các trung tâm quản lý có quyền phong tỏa tài khoản nếu phát hiện vi phạm. Tài khoản bị khóa trong suốt thời gian điều tra hoạt động liên quan đến rửa tiền, tài trợ chống khủng bố và các hoạt động bất hợp pháp khác.  

>>> Xem thêm: Các nhà phát hành stablecoin nắm giữ nhiều khoản nợ của Mỹ hơn Berkshire Hathaway<<<

 


Theo dõi 24hTienao để cập nhật diễn biến mới nhất về thị trường tiền số cũng như những nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ blockchain.

Like và subscribe tại Facebook và Telegram của chúng tôi.

Related Posts

Tìm hiểu về sàn Tokenize

Đánh giá chi tiết về sàn Tokenize 2022

by Thảo Lê
21/11/2022
0

Trong kỷ nguyên tiền điện tử, việc lựa chọn tiền fiat (pháp định) để giao dịch tiền điện tử không...

directional liquidity pooling là gì

Directional Liquidity Pooling là gì? Giá trị của điều hướng bể thanh khoản

by Thảo Lê
15/11/2022
0

Điều hướng bể thanh khoản (Directional liquidity pooling) là cách tối ưu để vừa làm tăng tính thanh khoản, vừa...

SUI là gì

SUI là gì? Tổng quan dự án tiềm năng 2022

by Thảo Lê
31/10/2022
0

Kể từ khi ra mắt, SUI đã gây ấn tượng và thậm chí tâm lý FOMO cho nhà đầu tư...

Tim hiểu về Ultra-sound money

Ultra Sound Money là gì? Liệu Ethereum có phải là Ultra Sound money sau The Merge

by Thảo Lê
27/10/2022
0

Từ trước đến này, Bitcoin thường được mặc định là đồng sound money còn Ethereum là ultra-sound money. Những khái...

Data On-chain #1: Data on-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu on-chain hiệu quả nhất

Data On-chain #1: Data on-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu on-chain hiệu quả nhất

by Thảo Lê
21/10/2022
0

Đây là bài viết đầu tiên trong series data on-chain, giúp người mới có thể theo dõi bảng dữ liệu...

Load More
  • Trending
  • Comments
  • Latest
Dự án Solana là gì

Tổng quan về dự án Solana

29/09/2021
dự án Avalance

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN AVALANCHE (AVAX)

27/10/2021
IMF khuyến nghị ngân hàng trung ương phát hành tiền số

IMF khuyến nghị các Ngân hàng trung ương phát hành tiền số

03/10/2021
Động cơ đằng sau lệnh cấm tiền ảo của trung quốc

Đâu là động cơ đằng sau lệnh cấm tiền số của Trung Quốc?

03/10/2021
NFT LÀ GÌ? NFT CÓ PHẢI CHỈ LÀ MỘT TRÀO LƯU? TƯƠNG LAI NÀO CHO NFT?

NFT là gì? Liệu NFT có phải chỉ là một trào lưu?

28/10/2021
NFT LÀ GÌ? NFT CÓ PHẢI CHỈ LÀ MỘT TRÀO LƯU? TƯƠNG LAI NÀO CHO NFT?

NFT là gì? Liệu NFT có phải chỉ là một trào lưu?

13
top 5 sàn giao dịch tiền điện tử

Top 5 sàn giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam

10
LÝ GIẢI CƠN SỐT METAVERSE

Lý giải cơn sốt Metaverse

7
Top 5 ví nóng

Top 5 ví nóng tốt nhất 2021

6
PROOF OF STAKE LÀ GÌ? LIỆU POS CÓ TRỞ THÀNH GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG?

Proof of Stake là gì? Liệu POS có là giải pháp cho các vấn đề môi trường?

5
Tội phạm tiền điện tử tăng vọt ở Anh: Thiệt hại số tiền lớn do ‘Rug pull’

Tội phạm tiền điện tử tăng vọt ở Anh: Thiệt hại số tiền lớn do ‘Rug pull’

30/11/2022
Kiln kết thúc vòng gọi vốn $17,8M, hướng đến nhu cầu đặt cược ETH trong tương lai

Kiln kết thúc vòng gọi vốn $17,8M, hướng đến nhu cầu đặt cược ETH trong tương lai

30/11/2022
Tin tặc FTX tiếp tục chuyển đánh cắp sang OKX sử dụng máy trộn Bitcoin

Tin tặc FTX tiếp tục chuyển đánh cắp sang OKX sử dụng máy trộn Bitcoin

30/11/2022
Thị trường: Mã thông báo HT của Huobi tăng mạnh sau khi sàn giao dịch tiết lộ Airdrop

Thị trường: Mã thông báo HT của Huobi tăng mạnh sau khi sàn giao dịch tiết lộ Airdrop

30/11/2022
Thị trường NFT lớn nhất thế giới Opensea bổ sung hỗ trợ chuỗi khối BNB

Thị trường NFT lớn nhất thế giới Opensea bổ sung hỗ trợ chuỗi khối BNB

30/11/2022

24hTienao cập nhật nhanh chóng và chính xác tin tức 24/7 về thị trường tiền số, đem đến nguồn thông tin minh bạch, uy tín, giúp người đọc đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt.

Tags

ada Altcoin Binance bitcoin blockchain BNB btc cardano CBDC Celsius coinbase cpi CZ DAO Defi DOGE dogecoin Do Kwon elon musk eth ethereum fed FTX Genesis Trading hack luna MangoMarkets merge metaverse NFT polygon SBF SEC SHIB Shiba Inu SOL solana stablecoin terra The Merge twitter uniswap USDC web3 XRP

Đăng kí để nhận tin tức hằng ngày

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • CẬP NHẬT GIÁ
  • TIN TỨC CRYPTO
    • TIN TỨC 24H
    • TIN QUỐC TẾ
    • TIN TỨC TRONG NƯỚC
  • KIẾN THỨC CRYPTO
    • BẢO MẬT
    • TÌM HIỂU VỀ CRYPTO
    • KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
    • NHÂN VẬT NỔI BẬT
  • REVIEW ICO – HƯỚNG DẪN NHẬN AIRDROP
  • NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU
    • THỊ TRƯỜNG
    • CÔNG NGHỆ
  • LIÊN HỆ

© 2021 - 24hTienao.