Kể từ giữa năm 2021, trào lưu kiếm tiền từ game play-to-earn nở rộ và phát triển rộng khắp các châu lục. Nhiều game thủ đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ những tựa game đình đám như Axie Infinity, thậm chí lên đến vài chục triệu đồng một tháng. Vậy game play-to-earn là gì? Và top 10 những tựa game play-to-earn phổ biến nhất hiện nay? Hãy cùng theo chân 24htienao điểm qua những tựa game tiềm năng ngay sau đây nhé!
Mục lục bài viết
Game play-to-earn là gì?
Play-to-earn là một thể loại trò chơi cho phép người dùng có thể thu thập tiền điện tử và NFT thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ trong game. Người chơi có thể tích lũy nhiều token bằng cách chơi game thường xuyên và bán chúng trên sàn giao dịch để tạo ra thu nhập. Một số game thủ thậm chí còn xem đây là một công việc mang lại thu nhập chính. Hầu hết các game play-to-earn đều được xây dựng trên một nền tảng blockchain có sẵn và có hỗ trợ NFT. Chính những công nghệ này đã giúp tạo ra token và những vật phẩm không thể thay thế trong game, phần nào tạo nên sự khan hiếm vật phẩm nhất định. Tuy nhiên, game play-to-earn vẫn có một số rủi ro nhất định, liên quan đến số tiền đầu tư ban đầu để mua nhân vật và vật phẩm trong game.
Top 10 game play-to-earn phổ biến
1. Axie Infinity
Axie Infinity là một trò chơi rất thành công được xây dựng trên nền tảng Etherum, được biết đến như tựa game play-to-earn theo phong cách Pokemon đầu tiên. Đầu năm 2021, Axie Infinity nổi lên như một ứng cử viên sáng giá trong làng GameFi với số lượng người chơi thường xuyên cực kỳ đông đảo, lên đến hàng triệu người. Người chơi có mục tiêu chính là đối đầu với các game thủ khác, sinh sản và thu thập Axies (sinh vật kỹ thuật số trong game được xây dựng trên nền tảng NFT).
Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ, người chơi sẽ nhận được phần thưởng là Smooth Love Potion (SLP). Đây chính là đồng tiền chính trong hệ thống ERC-20 của game. Trong khi đó, Axis Infinity Shard (AXS) đóng vai trò là token của nền tảng, được dùng cho dịch vụ staking. Trong đó, bạn phải trả một số tiền nhất định để mua đồng AXS nhằm mục đích tạo ra một Axie mới.
2. Aavegotchi
Aave trong tiếng Phần Lan có nghĩa là ma. Vì vậy, trò chơi Aavegotchi được xây dựng trên hình tượng những con ma nhỏ dễ thương. Để tham gia trò chơi, trước hết người chơi phải thế chấp một giá trị tài sản nhất định để tạo nhân vật. Những con ma này sẽ có đặc điểm ngẫu nhiên, có thể mang thêm quần áo hoặc các phụ kiện khác và có mức độ hiếm nhất định.
Mặc dù hiện tại Aavegotchi vẫn đang được phát triển chủ yếu như một DeFi, nhưng người chơi vẫn có thể trải nghiệm trò chơi này để kiếm tiền điện tử. Trong tương lai, Aavegotchi sẽ phát triển thêm những tính năng khác, chẳng hạn như MMO, định hướng tạo thành một hệ sinh thái kiếm tiền hoàn chỉnh.
3. Sorare
Sorare là một trò chơi quản lý đội bóng ảo dành cho những fan hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới. Dưới vai trò là huấn luyện viên, người chơi có thể mua, bán, quản lý và giao dịch một đội bóng ảo với sự trợ giúp của những thẻ cầu thủ kỹ thuật số. Sorare được phát triển lần đầu tiên vào năm 2018 dựa trên blockchain của Etherum, bởi hai nhân vật nổi tiếng là Adrien Montfort và Nicolas Julia.
Một đội bóng đá ảo bao gồm năm cầu thủ. Nhóm cầu thủ phụ thuộc vào các thẻ cầu thủ có sẵn trên nền tảng. Các đội ảo này được xếp hạng dựa trên hiệu suất của cầu thủ trong các trận bóng của thế giới thực. Người chơi có thể kiếm tiền bằng cách đánh bại đội bóng đối thủ hoặc các giải đấu để nhận được thẻ cầu thủ NFT. Ngoài ra, Sorare cũng thưởng cho người chơi bằng ETH, đây là đồng tiền điện tử có vốn hóa đứng thứ 2 trên thị trường.
4. The Sandbox
Tựa game play-to-earn tiếp theo trên bảng xếp hạng của 24htienao đó chính là The Sandbox. Đây là một trong những game NFT hàng đầu để tạo và giao dịch các tài sản ảo khác nhau. Người chơi có thể tự do tùy chỉnh cũng như kiếm tiền từ các nhân vật Voxel trong Sandbox 3D. Bạn có thể thấy trò chơi này giống như Minecraft phiên bản blockchain.
Game thủ được tự do thử nghiệm cũng như thao tác với các đồ vật khác nhau trên nền tảng. Nó cũng cấp nhiều công cụ để tạo và tùy chỉnh nhân vật. Ngoài ra, bạn cũng có thể bán các đồ vật NFT, token LAND để thu được lợi nhuận, đây chính là tính năng thú vị do Sandbox 3D được xây dựng trên nền NFT. SAND là token ERC-20, cũng là đồng tiền chính của nền tảng dùng để mua các vật phẩm trong game.
5. Gods Unchained
Gods Unchained là một trò chơi thuộc thể loại thẻ bài trực tuyến miễn phí tương tự như Magic: The Gathering Areana. Các trò chơi điện tử truyền thống thường yêu cầu người chơi phải mua các vật phẩm trong game mà không thể bán lại. Gods Unchained thì khác, người chơi có thể kiếm được các thẻ bài thông qua việc chiến thắng các trận đấu hoặc PvP với người chơi khác. Vì thế đây là trò chơi thiên về hướng chiến thuật và kỹ năng.
Các thẻ bài trong game được phát hành dưới dạng NFT, người chơi có thể sưu tập thẻ bài hoặc bán chúng ra token GOD để thu được lợi nhuận. Giá trị của mỗi thẻ bài phụ thuộc vào độ hiếm của chúng.
6. Idle Cyber
Idle Cyber là một tựa game play-to-earn được xây dựng trên nền tảng blockchain. Gameplay trò chơi bao gồm 64 nhân vật, được xếp thành 4 nhóm, xây dựng dưới dạng NFT. Game thủ có thể triệu hồi, hợp nhất và dùng những nhân vật này để chiến đấu với các thế lực bí ẩn đang cố xâm chiếm trái đất.
Idle Cyber là tựa game theo thể loại RPG, được các nhà đầu tư có tên tuổi trong làng GameFi hỗ trợ như Starpunk, Megala Ventures, CryptoMinati Capital và Raptor Capital. Idle Cyber hứa hẹn sẽ cung cấp một gameplay hấp dẫn và đồ họa tuyệt vời, với nhiều phương thức kiếm tiền để thu hút người chơi mới.
7. Battle of Guardians
Battle of Guardians là trò chơi NFT được phát triển bởi Unreal Engine và vận hành trên blockchain của mạng Solana. BOG thuộc thể loại game chiến đấu PvP thời gian thực, trong đó người thơi tham gia vào các trận chiến với nhiều cảnh giới khác nhau trong thế giới ảo để đánh bại đối thủ và nhận được phần thưởng. Trò chơi có nhiều vật phẩm độc đáo dưới dạng NFT mà người chơi có thể tự do giao dịch để tạo được doanh thu trong thế giới thực.
Hiện tại, giá trị của thị trường toàn cầu là 300 tỷ USD. Doanh số bán NFT vào đầu năm 2021 ước tính là 5 tỷ USD. Với thị trường game play-to-earn NFT đang bùng nổ như hiện nay, BOG sẽ là một tựa game có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
8. Splinterlands
Tương tự như Gods Unchained, Splinterlands là một trong những game thuộc thể loại thẻ bài NFT. Đầu tiên, bạn cần mua một gói thẻ bắt đầu. Sau đó là đăng ký tài khoản Stream để mở các thẻ mà bạn đã mua. Cuối cùng, việc bạn cần làm là cố gắng thắng các trận đấu bài để nhận được các phần thưởng khác nhau.
Có đến 283 thẻ bài đang lưu hành và nếu đủ may mắn, bạn có thể nhận được một số thẻ hiếm sau khi mua gói thẻ đầu tiên. Mỗi lá bài đều có phân loại nhất định, chẳng hạn như Fire, Earth, Dragon, Death, Life, Water và Neutral. Mức độ hiếm của thẻ bài càng cao, tỉ lệ thắng của người chơi càng lớn. Người chơi phải tham gia các hoạt động hàng ngày trong game để kiếm phần thưởng, bao gồm làm nhiệm vụ, đấu xếp hạng và đấu giải.
9. MetaWars
MetaWars là một trò chơi nhập vai theo thể loại khoa học viễn tưởng tương lai với sự tham gia của nhiều người chơi. Game thủ có thể tự do đắm mình vào một trong những chuyến khám phá không gian chân thực hơn bao giờ hết. Người chơi cũng có thể hợp tác với nhau để khám phá nhiều loại thiên hà, sau đó cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ thông qua việc cách mạng hóa các thiên hà đó để nhận được phần thưởng là các rô bốt NFT và token WAR.
Ngoài ra, MetaWars cũng cho phép người chơi có thể mở rộng quân đội, tùy chọn ngoại hình nhân vật, kết hợp các loại thiết bị, vũ khí,… Các tùy chọn bổ sung này sẽ cung cấp sức mạnh nhất định cho các nhân vật trong game, giúp người chơi kiếm ưu thế hơn trong các cuộc chiến tranh.
10. Star Atlas
Là tựa game play-to-earn chiến lược, lấy chủ đề là không gian, Star Atlas được xây dựng trên nền tảng blockchain của Solana. Người chơi tham gia vào vũ trụ rộng lớn của Star Atlas để khám phá những thiên hà rộng lớn với nhiều thử thách nguy hiểm. Qua đó, người chơi có thể thu thập tài nguyên và cạnh tranh để vượt qua những người chơi khác trong vũ trụ metaverse.
Gameplay trò chơi cho phép game thủ xây dựng thành phố và nền kinh tế vi mô, cũng như hợp tác với nhau để thành lập các tổ chức tự trị nhằm quản lý các khu vực cụ thể. Phần thưởng thu được là các vật phẩm ảo dưới dạng NFT, nhưng có thể được bán thành tài sản có giá trị trong thế giới thực, từ đó mang lại lợi ích về kinh tế cho những người tham gia.
Kết luận
Ngoài việc khả năng giải trí tương tự các trò chơi điện tử truyền thống, game play-to-earn còn có thể giúp người chơi tạo được thu nhập bằng cách bán các vật phẩm NFT và token trên các nền tảng giao dịch. Chỉ khi được trang bị những kiến thức phù hợp liên quan đến NFT, gameplay và kinh doanh, bạn mới có thể biến game play-to-earn trở thành công cụ sinh lợi, thậm chí là một kênh kiếm tiền hiệu quả. Còn gì thích hơn vừa được giải trí, vừa kiếm được tiền phải không nhỉ? Và cũng đừng quên theo dõi chuyên mục Nghiên cứu chuyên sâu để trao dồi thêm những kiến thức bổ ích nhé các bạn!