Tuy nhiên, khi công nghệ 3.0 dần định hình, cơ hội việc làm mới cũng trở nên bão hòa hơn. Bên cạnh đó, phong trào phát triển Metaverse đang được nhen nhóm khi các công ty lớn như Facebook hay Google đang lên kế hoạch để xây dựng một thế giới ảo cho riêng họ. Vậy Metaverse là gì? Nó có thể mang lại cơ hội việc làm mới hay không? Hãy theo chân 24htienao phân tích chủ đề thú vị này nhé!
Mục lục bài viết
Metaverse là gì?
Kể từ khi Mark Zuckerberg đưa ra những nhận định rằng “Metaverse là tương lai của Internet”. Đồng thời CEO này cũng thông báo đổi tên thương hiệu của mình thành Meta, thì phong trào Metaverse trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của từ Metaverse.
Metaverse là một mạng tích hợp thế giới ảo 3D, ở đó người dùng có thể truy cập và tương tác trong thế giới này thông qua thiết bị VR. Trong Metaverse, mọi người có thể giao lưu, giao dịch hoặc tham gia vào một loạt các trải nghiệm ảo không giới hạn. Mà các hoạt động ảo đó đều được hỗ trợ bằng công nghệ kỹ thuật số và công nghệ blockchain.
Để giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ Metaverse vì nó nghe có vẻ mơ hồ và phức tạp, chúng ta có thể hình dung đó là một không gian kỹ thuật số. Nhìn chung, Metaverse chính là nồng cốt, góp phần quan trọng trong sự phát triển của Web3.
Trong thế giới thực, việc phân bổ việc làm được thiết kế bởi các chính trị gia theo định hướng phát triển đất nước của giới cầm quyền. Một ví dụ điển hình đó chính là Hoa Kỳ. Từ các chương trình đào tạo việc làm trong thời kỳ Đại suy thoái cho đến Đạo luật việc làm đều có sự can thiệp của các đời tổng thống.
Thế giới ảo thì khác! Người dùng có thể tự do di chuyển, làm việc, tương tác trong không gian Metaverse mà không gặp phải bất kỳ rào cảng về quốc gia, địa lý, chính trị hay bất cứ điều kiện bất lợi nào từ thế giới thực.
Đọc thêm: Metaverse: Vùng đất nơi Trung Quốc không thể quản lý
Nền kinh tế trong Metaverse
Do chưa được định hình, hiện giờ chúng ta rất khó để hình dung những gì có thể xảy ra với Metaverse. Vì thế, chúng ta có thể lấy ví vụ ở một lĩnh vực thiết thực hơn nhưng cũng gần gũi với Metaverse, đó chính là GameFi. Trong các trò chơi play-to-earn, người chơi có thể chăm sóc, mua trang phục hoặc huấn luyện những con thú cưng của mình. Nhưng nó không chỉ đơn thuần là giải trí, người chơi có thể hoàn thành nhiệm vụ hoặc giao dịch các tài sản số này đổi lấy các token. Và các token này có thể được mua bán trên các sàn giao dịch để quy đổi thành tiền mặt.
Ở một số các quốc gia đang phát triển như Phillipines, người chơi có thể thu được nhiều token từ việc hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày cũng như nuôi dưỡng các sinh vật trong thế giới ảo. Số token này có thể được bán và mang lại thu nhập khoảng 30 USD một ngày cho các game thủ.
Ngược lại, những người có điều kiện hơn có thể bỏ tiền ra để mua các vật phẩm mà không cần phải vất vả việc hoàn thành nhiệm vụ hay thu thập các token. Đó là một nền kinh tế đơn giản, trong đó tất cả người tham gia đều được hưởng lợi tùy theo sở thích và kỳ vọng tài chính của cá nhân họ.
Đối với những người nổi tiếng và sáng tạo nội dung, các nền tảng chuyên dụng sẽ cho phép người dùng trải nghiệm giải trí trong thế giới ảo. Người hâm mộ có thể tương tác với thần tượng của họ trong Metaverse, dù là một vận động viên hay một Youtuber. Đó là một ví dụ đơn giản cho tiềm năng to lớn của Metaverse.
Tiềm năng cung cấp việc làm rất lớn của Metaverse
Không phải tất cả các công việc xoay quanh Metaverse đều xảy ra trong thế giới ảo. Metaverse cũng cần có một đội ngũ trong thế giới thực bao gồm lập trình viên, các nhà phát triển, thiết kế, kiểm tra,… để đảm bảo thế giới ảo luôn được vận hành theo đúng chức năng của nó. Do đó, đối với hàng triệu người đang cần việc làm trên toàn cầu, sự phát triển nhanh chóng của Metaverse sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu việc làm khi mà công việc giữa thể giới thực và ảo cũng không quá khác nhau.
Bất động sản
Bất động sản ảo được bán với giá hàng triệu đô trong các Metaverse như The Sandbox hay Decentraland. Với cốt truyện liên quan đến các nhiệm vụ lật pixel để thu được lợi nhuận, những thế giới ảo này có thể mang lại việc làm cho rất nhiều người.
Ngoài ra, bất động sản ở thế giới thực cũng có thể được mô phỏng trong thế giới ảo, cho phép khách hàng có thể “đi dạo” một vòng và nắm bắt trước các thông số kỹ của căn hộ trước khi quyết định mua nó ở thế giới thực.
Đọc thêm: Sandbox Metaverse Alpha sắp ra mắt sau 4 năm phát triển
Thời trang
Các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Louis Vuitton, Nike hay Gucci đều đang lên kế hoạch xây dựng một thế giới ảo của riêng họ. Lý do thì cũng rất dễ hiểu! Đó là một nơi mà hàng triệu người có thể hòa nhập, tương tác mà không bị ràng buộc bởi ngoại hình, giới tính khi thử các trang phục thời trang.
Trong Metaverse, bạn có thể tạo bất cứ danh tính nào mà mình muốn, sau đó thử các phụ kiện thời trang phù hợp. Người mẫu có thể mua sắm đồ trên các trung tâm thời trang ảo. Các tín đồ thời trang sẽ phải trả một số tiền nhất định cho các trang phục phiên bản giới hạn từ các thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất.
Đọc thêm: Zara ra mắt bộ sưu tập đầu tiên trong metaverse
Âm nhạc
Metaverse đã cho thấy giá trị của nó trong thời gian cả thế giới lockdown vì đại dịch covid-19. Bằng chứng là đã có hơn 27 triệu người hâm mộ đã theo dõi buổi hòa nhạc Fortnite của Travis Scott vào năm 2020. Các nghệ sĩ đã thử nghiệm công nghệ Web3 cùng NFT và sử dụng chúng để phát hành các album phiên bản giới hạn cũng như cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Sự xuất hiện của Metaverse có thể sẽ đưa mảng âm nhạc lên một tầm cao mới, mở ra vô vàng cơ hội kiếm tiền và tương tác với người hâm mộ.
Phim ảnh
Công nghệ là con dao hai lưỡi, vừa tạo ra cơ hội cho người này nhưng lại tước mất đi cơ hội của người khác. Nhiều diễn viên có thể cảm thấy lo ngại khi vẻ bề ngoài của họ có thể bị trí tuệ nhân tạo mô phỏng, gây ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng cũng chính công nghệ đó lại có thể mang lại lợi ích đáng kể cho họ trong thế giới Metaverse.
Hãy tưởng tượng, các viễn viên điện ảnh, truyền hình hoặc lồng tiếng có thể sử dụng bản sao của mình trong thế giới ảo để tương tác và cung cấp trải nghiệm cho người hâm mộ mà không cần ra khỏi căn hộ của mình.
Metaverse hiện thực hóa cơ hội việc làm cho tất cả mọi người, ngay cả một người đang làm việc với thu nhập thấp ở thế giới thực cũng có thể trở nên giàu có và nổi tiếng trong thế giới ảo.
Người ta có thể mua được mọi thứ trong thế giới ảo, từ thức ăn nhanh cho đến thuốc men. Và sau đó chúng sẽ được giao đến tận cửa nhà trong thế giới thực. Trong tương lai gần, chắc chắn nhiều người kiếm được thu nhập từ Metaverse, bằng những cách mà cho đến hiện giờ chúng ta vẫn chưa thể hình dung được.
Kết luận
Dù là thế giới ảo, nhưng Metaverse lại có những ứng dụng rất thiết thực, gắn liền với đời sống con người ở thế giới thực. Và với khả năng mang lại việc làm cho hàng triệu người, Metaverse sẽ phải khiến các chính trị gia phải suy nghĩ lại về hoạch định việc làm trong tương lai khi mà hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu người đang đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.