Bài viết cung cấp thông tin cơ bản về venture capital là gì, các bước gọi vốn và phần báo cáo đặc biệt, tóm tắt về các quỹ đầu tư lớn trên thế giới cũng như tình hình gọi vốn cho các dự án blockchain trên toàn thế giới nửa đầu năm 2022.
Mục lục bài viết
Venture Capital là gì?
Venture Capital hay còn gọi là VC là quỹ đầu tư mạo hiểm cung cấp vốn đầu tư cho các dự án để mở rộng quy mô phát triển. Ngoài tài chính, các VC còn hỗ trợ về chuyên môn để các dự án đạt nhanh chiến lược mục tiêu.
Trong thế giới tiền điện tử, mục tiêu đầu tư của các venture capital là cổ phần trong các dự án tiềm năng hoặc mua token với giá thấp để nhận về phần chênh lệch khi giá tăng trong tương lai.
Venture Capital là nơi các cá nhân, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ tài chính doanh nghiệp,… bỏ tiền vào theo hình thức LP – Limited Partnership (quan hệ đối tác hạn chế). Các đối tác sẽ sở hữu một phần doanh thu và lợi nhuận của quỹ nhưng chính VC mới là nơi lựa chọn và quản lý các dự án đầu tư.
Các VC thường lựa chọn dự án theo “pick and shover”, tức là đánh giá tiềm năng trong các dự án nhỏ, chấp nhận rủi ro đã được lường trước để thu về lợi nhuận lớn. Trong crypto, những dự án cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các nền tảng có sẵn người dùng, hoặc phát triển cơ sở hạ tầng,… thường được ưu ái đầu tư vốn.
Các dự án có đội ngũ quản lý giỏi, dung lượng thị trường lớn, sản phẩm và dịch vụ độc đáo, độ bảo mật cao, lợi thế cạnh tranh khác biệt,… luôn nhận sự quan tâm từ các venture capital.
Các giai đoạn cấp vốn của các Venture Capital
Mục tiêu các các VC là đạt lợi nhuận cho các khoản đầu tư vào dự án. Do đó, quỹ đầu tư sẽ đánh giá tiềm năng tăng trưởng và mức độ rủi ro kỹ càng trong từng giai đoạn cấp vốn.
Stage 0: Pre-seed Round
Đây là giai đoạn khởi đầu của dự án hay còn gọi là Ideation stage (giai đoạn ý tưởng). Thời điểm này chưa hẳn là gọi vốn chính thức. Quỹ đầu tư sẽ xem xét, đánh giá các ý tưởng của founder có khả thi hay không. Vốn đầu tư huy động trong mạng lưới bạn bè, người quen chứ chưa liên quan đến vốn chủ sở hữu. Giai đoạn này, chủ dự án cũng có thể tìm đến các nhà đầu tư thiên thần.
Stage 1: Seed Capital Round
Giai đoạn này sẽ đánh giá, kiểm tra sản phẩm và tính khả thi của dự án. Startup sẽ thực hiện các báo cáo và phân tích nghiên cứu thị trường để đo lường tiềm năng phát triển sản phẩm.
Founder của dự án phải thuyết phục các quỹ đầu tư mạo hiểm về giá trị của sản phẩm thông qua báo cáo tài chính, cân đối kế toán, dự phóng dòng tiền, roadmap, white paper.
Series A: Startup Capital
Series A là vòng gọi vốn khi dự án đang giai đoạn phát triển và có cộng đồng nhất định. Đây cũng là giai đoạn xác định vốn chủ sở hữu. Vòng này không phù hợp cho các dự án tiền điện tử đang khởi nghiệp nữa mà dành cho các công ty đã có sự tăng trưởng ổn định, sản phẩm được định hình, cộng đồng lớn mạnh cùng dòng tiền khả thi.
Đầu tư vào giai đoạn này sẽ hạn chế rủi ro cho các quỹ nhưng cũng tốn kém hơn vì là giai đoạn dự án cần nguồn tiền để tập trung vào tiếp thị, truyền thông quảng cáo
Series B: Early Stage
Vòng Series B vẫn tiếp tục huy động động vốn cho các hoạt động về branding, bán hàng, tiếp thị nhằm tăng tốc phát triển quy mô dự án trên thị trường. Công ty sẽ dùng tiền đầu tư tập trung vào phát triển nhân sự và sản phẩm chất lượng.
Series C: Expansion Stage
Ở vòng Series C, công ty đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ ra các khu vực khác trên thế giới và mở rộng dòng sản phẩm để tăng trải nghiệm cho người dùng. Nhiều công ty giai đoạn này còn sử dụng nguồn vốn để mở rộng sang các lĩnh vực khác.
Venture Capital trong các dự án crypto như thế nào
Tiền điện tử vẫn đang ở giai đoạn sơ khai nên có rất nhiều dư địa phát triển. Tương lai thế giới gắn liền với crypto nên các VC đã và đang đầu tư khủng vào lĩnh vực này để nắm bắt cơ hội lớn.
Mặ dù thị trường tiền điện tử vẫn còn manh mún, nhiều rủi ro nhưng các VC sẵn sàng đón nhận những thử thách đó để đạt mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng trong các dự án đầu tư.
Huy động vốn cho các dự án cryto có sự khác biệt so với các dự án khác. Các vòng đầu tư thường chỉ gói gọn trong 3 giai đoạn chính:
Seed Scale
Giai đoạn này giống Stage 0 trong mô hình gọi vốn truyền thống. Các dự án đang là ý tưởng. VC sẽ đánh giá tiềm năng và mức độ khả thi khi phát triển dự án.
Private Sale
Giống giai đoạn Stage 1, dự án crypto đã chuẩn bị roadmap, whitepaper, sản phẩm được test thử,… Private sale thường được tổ chức nội bộ cho các nhà đầu tư đặc biệt tham gia.
Public Sale
Đây là giai đoạn huy động vốn từ các các nhà đầu tư nhỏ lẻ và người dùng thông qua việc bán token/coin công khai lần đầu ICO – Initial Coin Offering.
>>> Xem thêm : Hướng dẫn đầu tư ICO hiệu quả <<<
Phân biệt ICO trong crypto và Venture Capital truyền thống
Đa phần các dự án crypto đòi hỏi công nghệ vô cùng phức tạp, tốn nhiều công sức cho đội ngũ phát triển. Không có quá nhiều dự án có thể tồn tại lâu dài và phát triển vượt bậc. Do đó, các vòng huy động vốn giai đoạn đầu thường để giúp dự án tiềm năng “sống sót”. Nếu sản phẩm và dịch vụ vẫn chứng minh được sự phát triển thì sẽ gọi vốn ở các vòng lớn hơn.
>>> Xem thêm Tất tần tật về Fundraising trogn crypto <<<
Các dự thành công điển hình ở vòng gọi vốn từ VC như:
- Seed Sale có dự án DareNFT (là một dự án phát triển trên nền tảng NFT 2.0, nhằm khai thác tiềm năng NFT) hay dự án Genopets (dự án game NFT dựa vào hình thức Play-to-Earn và Free-to-Play)
- Private Sale có Solana (nền tảng blockchain mã nguồn mở phi tập trung) Avalanche (cũng là một dự án blockchain mã nguồn mở, hỗ trợ chạy các DApps)
- Series A có Praxis và Ratify,…
- Series B có Dune Analytics (Dự án hỗ trợ truy vấn, trích xuất các dữ liệu trên Ethereum) và Palm NFT Studio (hỗ trợ các dự án trên nền tảng NFT)
- Series C có FTX (Sàn giao dịch các sản phẩm phái sinh liên quan đến tiền điện tử).
Lưu ý khi đầu tư mạo hiểm các dự án crypto
Các VC đầu tư vào các dự án thường xác định độ rủi ro rất cao, tỷ lệ khoảng 1:10, tức là chỉ có 1 dự án thành công trong tổng 10 dự án đầu tư. Thất bại đến từ rất nhiều nhiều nguyên nhân như thị trường không chấp nhận sản phẩm, vòng đời công nghệ quá nhanh làm thay đổi định hướng ban đầu, dàn lãnh đạo không có đủ năng lực và chuyên môn, nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện,…
Ngoài ra, các VC thường đầu tư vào giai đoạn sớm, khi dự án chỉ mới có ý tưởng và whitepaper nên khả năng scaming cũng rất lớn. Scaming không hẳn là hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền mà cũng có thể vì dự án phải kết thúc sớm, không thực hiện được roadmap đã đề ra.
Do đó, VC thường bị tình trạng chôn vốn khi dự án chậm tiến độ. Nếu phần góp vốn lớn và có thỏa thuận tham gia vào điều hành lãnh đạo thì dự án có thể cải thiện được tình hình. Nhưng nếu VC chỉ góp vốn đầu tư thì có thể rơi vào tình trạng bị động.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn trong thị trường crypto
Thị trường Crypto tính đến thời điểm hiện nay đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều quỹ đầu tư lớn như sau:
Three Arrows Capital
Thành lập vào năm 2012, Three Arrows Capital được xem là một trong những quỹ đầu tư hàng đầu hiện nay trong thế giới crypto.
Three Arrows Capital nắm giữ cổ phần trong các nền tảng blockchain lớn như Ethereum, Avalanche, Polkadot, Solana,… nhiều dự án GameFi như Aave hay Axie Infinity,…
a16z – Andreessen Horowitz
Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập vào năm 2009, có trụ sở ở Menlo Park, California. a16z có cổ phần trong nhiều dự án như Coinbase, MakerDAO, Celo. Vào giữa năm 2021, a16z huy động nguồn quỹ lên đến 2.2 tỷ đô la để dành cho các dự án khởi nghiệp trên nền tảng blockchain.
Alameda Research
Đây là quỹ đầu tư crypto do Sma Bankman Fried – người sáng lập FTX thành lập. Quỹ hiện tại có cổ phần trong nhiều dự án quan trọng như Uniswap, Ethereum, Binance và Bitcoin.
Coinbase Ventures
Quỹ đầu tư mạo hiểm Coinbase luôn đứng đầu về các thương vụ đầu tư. Trong nửa đầu đầu năm 2022, Coinbase đã chiếm đến 44% tổng số dự án đầu tư vào Web3.
Animoca Brands
Đây là quỹ đầu tư chuyên về các mảng Gaming, NFT hay Metaverse, có trụ sở tại HongKong và nhiều văn phòng trên thế giới. Animoca Brands có dự án nổi đình nổi đám the Sandbox trong trend Metaverse.
Binance Labs
Với lợi thế của Binance DEX nên quỹ đầu tư Binance Labs luôn dành sự ưu ái cho nhiều dự án coin tiềm năng, tăng trưởng lợi nhuận tốt.
Tình hình gọi vốn đầu năm 2022
Theo báo cáo của Cointelegraph thị trường Venture nửa đầu năm 2022 có sự tăng trưởng so với năm 2021:
- Tổng số thương vụ: 621
- Tổng số vốn huy động: 14.67 tỷ đô la
- Giá trị trung bình cho mỗi thương vụ là: 26.8 triệu đô la
Các quỹ đầu tư đứng đầu là Animoca Brands với 43 thương vụ, theo sau là Coinbase, Shima Capital, a16z,…
Thị trường huy động vốn chuyển dịch từ Defi vào cuối năm 2021 sang tập trung vào Web3. Cefi ghi nhận vốn đầu tư ít nhất, còn cơ sở hạ tầng có sự tăng nhẹ.
Epic Games dẫn đầu Quý 2 với 2 tỷ đô la huy động vốn. Khoản đầu tư này mở rộng tham vọng của Epic trong thế giới Metaverse, đẩy mạnh phát triển mảng game thể thao.
Tiếp theo Epic Games là các dự án: Robinhood, Circle, LithoSphere, Crusoe, Near,…
Lời kết
Qua những thông tin chi tiết ở trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ Venture Capital là gì trong thị trường tài chính truyền thống và trong crypto. Bạn cũng có thêm thông tin chi tiết về tình hình huy động vốn của các venture capital trên toàn thế giới năm 2022