Nhằm giải quyết tính bền vững các trò chơi hoạt động trên nền tảng Blockchain đã chú trọng cải thiện đồ họa, lối chơi và nội dung lôi cuốn nhằm níu chân người dùng. Sự thay đổi từ Play-and-Earn sang Play-to-Earn được đánh giá là bước trưởng thành mang tính đột phá. Dưới đây, 24hTienao sẽ đi giải đáp những thắc mắc này, cùng theo dõi nhé!
Mục lục bài viết
Play-to-Earn là gì?
Hình thức Play-to-Earn giúp người chơi hưởng được một lợi ích, phần thưởng nào đó khi tham gia chơi game. Nói một cách dễ hiểu hơn, Play-to-Earn chính là việc chơi game để kiếm tiền.
Play-to-Earn hay chơi game kiếm tiền đã có từ khá lâu, ví dụ đơn giản như Đột Kích, Võ Lâm Truyền Kỳ, … Khi bạn cày được nick khủng và sở hữu các items xịn sò, anh em có thể bán nick để kiếm tiền. Thậm chí, nhiều tựa game cũng cho phép người chơi mua/bán vật phẩm. Hoặc khi bạn đạt đến trình độ cao, bạn có thể tham gia vào các giải đấu khác nhau.
Play-and-Earn là gì?
Play-and-Earn là hình thức chơi mới có thể sẽ thay thế Play-to-Earn trong tương lai. Theo đó, khi xây dựng game dựa trên Play-and-Earn nghĩa là nhà phát triển sẽ biến các vật phẩm ảo gắn với mã thông báo và NFT trở thành phần thưởng dành cho người chơi thay vì mục tiêu. Về cơ bản, game thủ muốn hoàn thành trò chơi chứ không phải thu thập các món vật phẩm hoặc trở thành người buôn bán hàng ngày.
Việc tích hợp mã thông báo và NFT chỉ thay thế mô hình kiếm tiền cũ của quảng cáo cùng vật phẩm trong trò chơi chứ không thay đổi bản chất trò chơi.
Do đó, các nhà sản xuất game không nên để yếu tố lợi nhuận chi phối làm thay đổi giá trị ban đầu khiến cho trải nghiệm trò chơi chuyển hướng.
Tại sao Play-and-Earn tốt hơn Play-to-Earn?
Sau khoảng thời gian bùng nổ trong năm 2021 đã vô tình làm dấy lên những lo ngại về tương lai của các trò chơi không ưu tiên đến sự thú vị và hấp dẫn trong lối chơi. Do đó, đã có một số sự thay đổi đang bắt đầu xảy ra trong các trò chơi Blockchain.
Nhiều trò chơi sau sự gia tăng chóng mặt trong năm qua đã cố gắng giải quyết những lo ngại về tính bền vững bằng cách tập trung nhiều hơn phát triển lối chơi, đồ họa và cách kể chuyện thú vị nhằm thu hút đông đảo người tham gia và níu chân những người chơi cũ.
Sự thay đổi từ Play-and-Earn sang Play-to-Earn phần nào đã cho thấy sự trưởng thành của các trò chơi hoạt động trên nền tảng Blockchain sau sự “điên cuồng” của năm ngoái. Điều đó đặt ra không ít lo ngại về tương lai của các trò chơi quá sơ sài, không có sự mới mẻ và kích thích hưng phấn cho người chơi.
Mặt khác, các trò chơi đang tham gia vào không gian Blockchain với một kế hoạch rõ ràng đặt game lên hàng đầu để đạt được lợi thế từ Meta mới.
Nói về tương lai của thể loại game điện tử, công nghệ chuỗi khối ra đời cho phép những người chơi giành chiến thắng nhận thưởng bằng tiền thật đổi lại tiến trình trong trò chơi.
Các trò chơi được gọi là Play-to-Earn đã tạo ra một cơn sóng lớn, nhanh chóng trở nên phổ biến trong quá trình đại dịch và cách mạng hóa mô hình Pay-to-Play truyền thống.
Có nên phát triển trò chơi Play-and-Earn?
Blockchain vẫn sẽ là yếu tố quan trọng chủ chốt không thể thiếu trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Tuy nhiên, các trò chơi Blockchain sẽ như thế nào trong tương lai? Theo thống kê của Forbes, trò chơi Play-to-Earn đang tạo ra hàng tỷ USD thông qua các giao dịch có liên quan tới NFT.
Ví dụ điển hình một trò chơi nổi tiếng như Axie Infinity, thuộc quyền sở hữu của Công ty Sky Mavis có trụ sở đặt tại Việt Nam. Tự hào với 2,5 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày. Về cơ bản, Axie là trò chơi NFT dựa trên Ethereum đầu tiên đạt danh số 1 tỷ USD vào tháng 8/2021.
Chính bởi sự thành công xuất sắc của các trò chơi giống như Axie đã khiến cho thị trường nhanh chóng xuất hiện hàng loạt các trò chơi Play-to-Earn.
Trong cơn sốt vàng sau đó, nhiều nhà phát triển đã tập trung xây dựng đưa bản sao Axie ra thị trường càng nhanh càng tốt nhằm kiếm lợi nhuận.
Trong năm 2022, nhiều trò chơi đạt được số lượng người chơi khủng cũng đã nhìn thấy các dấu hiệu và tìm cách thay đổi nhằm đảm bảo người dùng vẫn sẽ lựa chọn mình.
Ngay cả Axie Infinity cũng đã tuyên bố dự định thực hiện các thay đổi nhằm cải thiện lối chơi và thiết kế đồ họa sống động hơn.
Liệu các trò chơi Play-to-Earn có khả năng sụp đổ?
Các đại gia tham gia vào Play-to-Earn đã bắt đầu cảm thấy lo lắng rằng mọi người chơi sẽ sớm nhận ra mọi thứ đang dần có nguy cơ sụp đổ trong tương lai. Dù trò chơi Blockchain vẫn tồn tại nhưng không đồng nghĩa với việc các trò chơi chỉ tập trung vào nguồn lợi nhuận thu được mà vô tình bỏ qua các nguyên tắc cơ bản để tạo nên một trò chơi mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người tham gia.
Một khi thị trường trò chơi Blockchain trở nên vững chắc, chỉ những trò chơi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mới có thể dễ dàng đạt được lợi nhuận tốt nhất. Thật quá nhàm chán khi chỉ ném vào một mã thông báo là đã đủ để người chơi hoàn thành nhiệm vụ.
Vậy cần làm những gì để tạo nên một trò chơi Play-and-Earn? Tương tự như các trò chơi thông thường, đây chính là mảng đồ họa, luật chơi và nội dung được triển khai trong game. Đó đều là các yếu tố chính thôi thúc người chơi thích thú đầu tư vào một dự án.
Thực tế, trước khi bắt tay vào thay đổi dự án bất kỳ chúng ta cần xem xét các cách thức mới mà công nghệ Blockchain có thể mang lại nhằm tạo ra các tài sản kỹ thuật số có giá trị.
Sắp ra mắt dự án Project Hive
Một dự án điển hình sắp ra mắt trong không gian Play-and-Earn chính là Project Hive. Theo đó, Project Hive đã tận dụng tối đa công nghệ Blockchain cùng thiết kế đầy tính nghệ thuật biến hầu hết mọi vật phẩm được sử dụng trong trò chơi thành một NFT.
Các nhà phát triển đã đầu tư vào giao diện trò chơi thông qua việc thuê Marcin Rubinkowski – Nhà thiết kế đồ họa đầy tài năng với khiếu thẩm mỹ hoàn hảo về cyberpunk thực hiện thiết kế nội dung kỹ thuật số 3D chất lượng cao cho các sản phẩm trò chơi của mình.
Ngoài ra, luật chơi của Project Hive cũng được đánh giá khá hấp dẫn và độc lạ khi giới thiệu một hệ thống chế tạo bánh răng.
Khi tham gia vào Project Hive, người chơi có thể tự tay chế tạo, hợp nhất các món vật phẩm nhằm tạo ra các công trình sáng tạo riêng. Nhờ áp dụng tính năng toàn quyền kiểm soát, người chơi có thể sở hữu khối tài sản mà mình nắm giữ trong trò chơi.
Đặc biệt, người chơi có thể tạo, nâng cấp hoặc giao dịch NFT mà mình chế tạo nhằm đem về nguồn lợi nhuận cho bản thân. Đồng thời đóng góp vào quá trình phát triển của chính trò chơi.
Kết luận
Nhìn chung Project Hive chính là một ví dụ điển hình cho trò chơi đẩy mạnh phong trào sử dụng khả năng mà công nghệ Blockchain mang lại. Dù lối chơi và thiết kế đồ họa đặc biệt quan trọng nhưng việc kết hợp công nghệ mới vào luật chơi mới tạo nên một trò chơi Play-and-Earn hoàn hảo.
Còn đối với cách kể chuyện và trụ cột cuối của một trò chơi tốt sẽ như thế nào? Để tìm hiểu điều đó, người chơi chỉ cần tham gia trò chơi và tự mình xem xét.
Sự thay đổi của các tựa game từ Play-and-Earn sang Play-to-Earn được đánh giá là đáng kỳ vọng. Hãy chờ đón những bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường Crypto nhé!