Web 3.0 là gì? Đây là phiên bản tương lai của Internet dựa trên blockchain công khai. Web 3.0 được nhắc đến nhiều nhất như là một hệ thống lưu trữ, tạo điều kiện cho các giao dịch tiền điện tử.
Mục lục bài viết
Định nghĩa Web 3.0
Điểm khác biệt của Web 3.0 chính là tính phi tập trung, có nghĩa là người dùng truy cập Internet thông qua các công ty như Google, Apple hay Facebook sẽ tự sở hữu và điều hành một phần Internet cùng nội dung trên đó.
Web 3.0 không cần “xin phép”, đồng nghĩa cơ quan quản lý tập trung không quyết định ai sẽ truy cập vào dịch vụ. Web 3.0 cũng không yêu cầu “sự tin tưởng” – một bên trung gian để thực hiện các giao dịch ảo giữa hai hay nhiều bên.
Tài chính phi tập trung – DeFi, là một thành phần của Web 3.0. Nó giúp thực thi các giao dịch tài chính trong thế giới thực vào chuỗi khối mà không cần sự xuất hiện của ngân hàng hoặc chính phủ. Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp lớn hoặc các quỹ đầu tư rót vốn vào nền tảng Web 3.0, và sự tham gia của các bên không dẫn đến việc tập trung quyền lực.
>>> Xem thêm: Những tokens Defi cần lưu ý vào tháng 6 năm 2022 <<<
Sự phát triển của Web
World Wide Web là công cụ phổ biến trên toàn thế giới, được hàng tỷ người sử dụng để trao đổi thông tin, đọc viết và tương tác. Web đã thay đổi đáng kể trong những năm qua, theo đó lần lượt ra đời các phiên bản Web 1.0, Web 2.0, Web 3.0.
Web 1.0 là gì?
Phiên bản đầu tiên của Internet là Web 1.0, hay còn gọi là web chỉ đọc (read only) hoặc web cú pháp (Syntactic). Người tham gia web là người tiêu thụ nội dung, còn những lập trình viên là người xây dựng nội dung thông qua chữ hoặc hình ảnh. Web 1.0 tồn tại từ 1991 cho đến 2004.
Web 1.0 cung cấp tài liệu tĩnh chứ không phải dạng ngôn ngữ động như HTML. Nội dung thu thập từ hệ thống tài liệu thống kê nhiều hơn là dữ liệu và có rất ít sự tương tác.
Web 2.0 là gì?
Đây là phiên bản web hiện tại, có sự tương tác giữa đọc – viết và các trang web mạng xã hội. Bạn không cần phải là một lập trình viên mới tham gia vào việc sáng tạo nội dung. Có rất nhiều ứng dụng được thiết kế để bất kỳ ai cũng có thể tạo nội dung hữu ích.
Bạn có thể chia sẻ cảm nghĩ cho cả thế giới. Bạn cũng có thể đăng tải video và công chiếu cho hàng triệu người xem và tương tác. Youtube, Facebook, Flickr, Instagram, Twitter,.. là những mạng xã hội điển hình trong Web 2.0.
Các kỹ thuật như HTML3, CSS3 hay nền tảng Javascript như ReactJs, AngularJs, VueJs,… cho phép người dùng đóng góp vào việc tạo ra nội dung mới.
Tất cả các công ty đình đám như Twitter, LinkedIn và YouTube đều xây dựng sản phẩm và phát triển theo hướng sau:
- Tung ra ứng dụng.
- Khuyến khích nhiều người sử dụng và tham gia vào ứng dụng.
- Kiếm tiền dựa vào giá trị người dùng nhận được.
Một ứng dụng tung ra thị trường sẽ tập trung vào trải nghiệm người dùng. Đó là lý do tại sao, các ứng dụng ngày càng trở nên mượt mà hơn, nhanh chóng hơn. Nhiều phần mềm thậm chí còn không quan tâm đến việc kiếm tiền từ ứng dụng trong giai đoạn đầu. Thay vào đó, họ chỉ tập trung vào mở rộng và giữ chân người tiêu dùng mới, làm nền tảng để thu được lợi nhuận sau này.
Tuy nhiên giới hạn về nguồn vốn đầu tư có thể kìm hãm sự phát triển của sản phẩm, ứng dụng cũng như trải nghiệm người dùng. Các nhà đầu tư luôn yêu cầu hoàn vốn và có lợi nhuận cao gấp 10 hoặc cả trăm lần những gì họ bỏ vào. Điều này có nghĩa là, thay vì theo đuổi chiến lược tăng trưởng dài hạn, các công ty thường bị đẩy xuống một trong hai lựa chọn: quảng cáo hoặc bán dữ liệu.
Google, Facebook, Twiteer hay các nền tảng khác đều tập trung vào kiếm tiền từ quảng cáo. Càng nhiều lượt click, lợi nhuận càng cao. Việc khai thác và tập trung dữ liệu người dùng là nền tảng cho hoạt động web. Do đó, vi phạm dữ liệu là điều thường xảy ra trong các ứng dụng Web 2.0.
Người dùng không có quyền kiểm soát dữ liệu và cách thức lưu trữ trong nền tảng Web 2.0. Sự thật là, các doanh nghiệp thường xuyên theo dõi và lấy thông tin người dùng mà không cần xin phép. Hơn nữa, các chính phủ có thể dễ dàng can thiệp, kiểm soát bằng cách sử dụng các máy chủ tập trung.
Các chính phủ cũng thường xuyên can thiệp vào ngân hàng vì hệ thống tài chính này cũng giống như nền tảng kỹ thuật số được kiểm soát tập trung. Trong thời kỳ biến động cao, lạm phát quá mức hoặc các bất ổn chính trị khác, chính phủ cũng có thể can thiệp vào hoạt động ngân hàng.
Web 3.0 là gì?
Web 3.0, hay còn gọi là web Semantic (đọc-viết-thực thi) là kỷ nguyên web mới trong tương lai. Trí thông minh nhân tạo (AI) và Máy học (ML) cho phép các máy tính phân tích dữ liệu giống như con người, tạo ra và phân phối nội dung giá trị theo nhu cầu người dùng.
Có khoảng cách khá xa giữa Web 2.0 và Web 3.0, nhưng điểm khác biệt cốt lõi chính là tính phi tập trung. Các nhà phát triển Web 3.0 hiếm khi tạo và triển khai các ứng dụng chạy trên một máy chủ hoặc lưu trữ dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu duy nhất (thường được lưu trữ và quản lý bởi một bên cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây).
Thay vào đó, Web 3.0 sử dụng công nghệ chuỗi khối, hệ thống phi tập trung của nhiều nút ngang hàng (máy chủ) hoặc kết hợp của hai. Những ứng dụng phi tập trung DApps là khái niệm được nhắc đến nhiều trong Web 3.0.
Web 3.0 trong crypto là gì?
Crypto được nhắc đến rất nhiều trong Web 3.0. Nền tảng này cung cấp token cho bất kỳ ai muốn khởi tạo, quản trị, đóng góp và phát triển dự án. Web 3.0 token là tài sản số, phục vụ cho tầm nhìn kiến tạo thế giới Internet phi tập trung. Các giao thức cung cấp nhiều dịch vụ như tính toán, băng thông, lưu trữ, nhận diện, hosting và những dịch vụ online khác được từ nhà cung cấp dữ liệu đám mây.
Ví dụ như Livepeer Protocol – giao thức trên Ethereum – là nền tảng cho những người cung cấp cơ sở hạ tầng sáng tạo video và các ứng dụng streaming. Tương tự, Helium khuyến khích người dùng và các doanh nghiệp nhỏ cung cấp và xác nhận vùng phủ sóng không dây và gửi dữ liệu thiết bị qua mạng bằng cách sử dụng blockchain và token.
Tất cả mọi người – có biết về kỹ thuật, lập trình hay không – đều làm việc và có thu nhập bằng việc tham gia vào các giao thức. Người dùng sẽ trả tiền để sử dụng giao thức như cách họ trả cho Amazon. Giống như những hình thức phi tập trung khác, các bên trung gian đều không cần tồn tại.
Ngoài ra, Web 3.0 còn phụ thuộc vào NFTs (nonfungible token), tiền điện tử và những hình thái blockchain khác. Mạng xã hội Reddit đang nỗ lực ứng dụng Web 3.0 bằng cách thiết lập cơ chế sử dụng token tiền điện tử, cho phép người dùng quản lý các phần cộng đồng mà họ tham gia. Khái niệm này còn được gọi là “community points” (điểm cộng đồng), để người dùng đăng trên các subreddit. Người dùng sẽ có điểm dựa trên số lượt upvote hoặc downvote cho một bài viết thông thường, làm cho tiếng nói của họ trở nên trọng lượng hơn trong cộng đồng.
Toàn bộ những điểm trên được lưu trữ trong blockchain, nên chủ sở hữu toàn quyền kiểm soát và quyết định. Đây cũng chính là cách thức mà DAOs hoạt động – cho phép sử dụng token để phân phối quyền sở hữu và ra quyết định nhanh chóng, dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: DAO là gì và chúng hoạt động như thế nào? <<<
Các thuộc tính của Web 3.0 là gì?
Sự dịch chuyển từ Web 2.0 sang 3.0 diễn tiến khá chậm nên người dùng không có sự nhận biết. Thậm chí, giao diện các ứng dụng web 3.0 vẫn giống như web 2.0, chỉ có khác biệt về nền tảng back-end đằng sau.
Web 3.0 hỗ trợ phân quyền dữ liệu và thiết lập môi trường minh bạch, an toàn nhờ sự gia tăng của công nghệ sổ cái phân tán và lưu trữ blockchain.
Web ngữ nghĩa – Semantic web
Semantic web là một thành phần quan trọng của Web 3.0. Khái niệm này được thiết lập bởi Tim Berners-Lee khi mô tả dữ liệu trên web mà máy có thể phân tích.
Ví dụ như “I adore Bitcoin” và “I <3 Bitcoin” xét về mặt hình thái thì khác nhưng ngữ nghĩa thì giống nhau. Semantic sẽ xét về nghĩa và cảm xúc thể hiện.
Hai nền tảng của Web 3.0 là web Semantic và trí tuệ nhân tạo. Web ngữ nghĩa sẽ hỗ trợ máy tính dạy về ý nghĩa của dữ liệu, cho phép AI phát triển các tình huống cụ thể trong thế giới thực để phân tích chính xác hơn.
Ý tưởng chủ đạo là xây dựng hệ thống kiến thức thông qua Internet, hỗ trợ việc hiểu rõ nghĩa của từ, chia sẻ và kết nối nội dung thông qua tìm kiếm và phân tích. Web 3.0 tạo điều kiện kết nối siêu dữ liệu nhiều hơn. Kết quả là, trải nghiệm người dùng sẽ gia tăng dựa trên sự kết nối này.
Đồ họa – 3D graphics
Web 3.0 sẽ chuyển từ đồ họa trên web từ 2D thành 3D, dành cho các ứng dụng thương mại điện tử, game online, bất động sản. Nhờ vậy, hàng ngàn người có thể tiếp cận trực quan với không gian địa điểm như trong thực tế.
Trí thông minh nhân tạo – AI Artificial Intelligence
Dựa vào trí tuệ nhân tạo, website sẽ có khả năng filter – lọc và cung cấp dữ liệu tốt nhất cho người dùng. Trong kỷ nguyên Web 2.0, các tổ chức bắt đầu xem trọng phản hồi của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm.
Một trong những đóng góp quan trọng của Web 2.0 chính là ý kiến người dùng. Nhưng mặt khác, không phải ý kiến nào cũng được lưu và thể hiện minh bạch. Nhiều tổ chức chủ yếu hướng đến các đánh giá tích cực để tăng giá trị thương hiệu. Trí thông minh nhân tạo có thể cải thiện vấn đề này khi mọi thông tin được trình bày, giúp người dùng có dữ liệu tin cậy và chính xác hơn.
Phổ cập – Ubiquitous
Tính phổ cập là khái niệm nhằm chỉ thông tin hiện diện hoặc tồn tại cùng một lúc ở nhiều nơi khác nhau. Tính năng này đã tồn tại trong Web 2.0. Ví dụ như trên Instagram, khi một người dùng chụp hình ảnh bằng điện thoại, sau đó đăng tải lên ứng dụng online, thì bức ảnh trở thành tài sản số, có thể xuất hiện khắp mọi nơi.
Với sự phát triển của Web 3.0, tính phổ cập được phát huy mạnh mẽ, không giới hạn trong điện thoại, laptop, máy tính mà tất cả mọi thứ có IoT (Internet of Things).
Lời kết
Với sự phát triển của Web 3.0, toàn bộ hệ thống dữ liệu sẽ không còn bị kiểm soát bởi những bên trung gian, từ đó gia tăng trải nghiệm người dùng cùng nâng cao tính bảo mật trong việc quản lý thông tin cá nhân.
Hiểu Web 3.0 là gì giúp cho cả doanh nghiệp và người dùng có sự chuẩn bị, thích ứng và chuyển đổi hệ thống lưu trữ dữ liệu phù hợp.